Mùa đông xuân là lúc thời tiết giao mùa, một số dịch bệnh cần biết và phòng tránh đối với tất cả mọi lứa tuổi nhất là lứa tuổi mầm non. Điển hình là các bệnh sau:
1. Sốt virus: Là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh thường gặp ở trẻ em và phụ nữ mang thai, những người có sức đề kháng kém.
* Đường lây truyền: bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua dịch tiết mũi họng, do tiếp xúc với người mang bệnh trong khi nói chuyện, ho, hắt hợi thì bắn nước bọt sang người lành và gây bệnh.
* Triệu chứng của bệnh sốt virút
- Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus, thường từ 38 đến 39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol... Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường.
Ngoài ra còn có các triệu chứng : Đau mỏi toàn thân, đau đầu, viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, viêm hạch, phát ban, viêm kết mạc, nôn,...
Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.
* Phòng bệnh.
- Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và trường học. Nên hạn chế tiếp xúc với người bị sốt.
- Đeo khẩu trang khi đi ra đường, giữ vệ sinh cá nhân thật tốt.
- Khi trẻ bị sốt, nếu đang đi học, cần cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết sốt, tránh lây cho các bạn khác.
- Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Hạn chế dùng điều hòa nhiệt độ, giữ vệ sinh ăn uống cho bé.
- Sốt virus chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Để hạ sốt, thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ một lần.
2. Viêm Amidan
- Triệu chứng đầu tiên khi bị viêm amindan, chúng ta sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 380 C.
- Bên cạnh đó, khi bị viêm amidan ta sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm có thể nổi hạch.
3. Cúm mùa: thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong, nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn
* Khuyến cáo phòng chống bệnh cúm mùa:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Vệ sinh và mở của thông thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc, lau chùi bề mặt tiếp xúc, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm vác xin cúm mùa phòng bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
- Khi có triệu chứng ho,sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế đẻ được khám, xử trí kịp thời.
4. Tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tiêu hóa, do vi khuẩn gây nên.
- Khi phát hiện bị tiêu chảy cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
- Bổ sung lượng nước cần thiết như ORESOL.
* Cách phòng bệnh
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đồ dùng, dụng cụ cần được sát khuẩn bằng hóa chất cloraminB
- Tránh tập trung ăn uống nơi đông người.
- Hạn chế vào vùng đang có dịch.
- Thực hiện ăn chín uống sôi.
- Không ăn rau sống, không uống nước lã.
- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…
- Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
* Khi có tiêu chảy cấp: Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.