Trẻ bị tự kỷ có chữa được không là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Ảnh: Parents
1. Tổng quát về vấn đề trẻ bị tự kỷ có chữa được không
1.1. Trẻ bị tự kỷ có chữa được không
Với thắc mắc trẻ tự kỷ có chữa được không, thì hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị nào được chứng minh là có thể chữa khỏi ASD. Nhưng một số biện pháp can thiệp đã được phát triển và nghiên cứu để sử dụng cho trẻ nhỏ.
Những can thiệp này có thể làm giảm triệu chứng, cải thiện khả năng nhận thức và kỹ năng sống hàng ngày. Cũng như chúng giúp tối đa hóa khả năng hoạt động và tham gia của trẻ trong cộng đồng.1.2. Mục tiêu của việc áp dụng các phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ
Sự khác biệt về cách ASD ảnh hưởng đến mỗi người có nghĩa là, những người mắc hội chứng này có những điểm mạnh và thách thức riêng trong giao tiếp xã hội, hành vi và khả năng nhận thức. Do đó, các kế hoạch điều trị thường là đa ngành. Chúng có thể liên quan đến các biện pháp can thiệp do cha mẹ làm trung gian. Và mục tiêu cuối cùng là các nhu cầu cá nhân của trẻ.
Mục tiêu của việc điều trị là giúp trẻ cải thiện kỹ năng để hòa nhập tốt hơn. Ảnh: New York Post
1.3. Phương hướng điều trị cho trẻ tự kỷ
Mục tiêu của việc điều trị cho hội chứng tự kỷ là giúp trẻ cải thiện kỹ năng để hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Do vậy, các chiến lược can thiệp hành vi tập trung vào phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội – đặc biệt ở lứa tuổi mà trẻ sẽ đạt được chúng một cách tự nhiên – giảm bớt các các sở thích bị hạn chế cũng như thách thức và các hành vi lặp lại.
Ở một số trẻ em, liệu pháp hành vi và ngôn ngữ có thể hữu ích. Trong khi ở trẻ lớn hơn thì việc đào tạo kỹ năng xã hội và thuốc sẽ hiệu quả hơn. Phương pháp điều trị hoặc can thiệp tốt nhất có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, sức mạnh, thách thức và sự khác biệt của mỗi cá nhân.1.4. Nếu chẳng may trẻ bị tự kỷ – bạn không chỉ phải quan tâm đến mỗi ASD mà còn cả vấn đề sức khỏe thông thường ở trẻ
Bạn không thể chỉ quan tâm đến vấn đề trẻ tự kỷ có chữa được không. Vì trẻ mắc ASD cũng có thể bị ốm hay bị thương như những trẻ bình thường khác. Do vậy, việc khám sức khỏe và khám nha khoa cho trẻ định kỳ nên là một phần trong kế hoạch điều trị của trẻ.Thông thường, rất khó để biết liệu hành vi của trẻ có liên quan đến ASD hay do tình trạng sức khỏe riêng biệt gây ra.
Ví dụ, đập đầu có thể là một dấu hiệu của ASD hoặc do trẻ bị đau đầu hay đau tai. Trong những trường hợp đó, trẻ cần được khám sức khỏe toàn diện.
Theo dõi sự phát triển khỏe mạnh không chỉ là chú ý đến các triệu chứng của hội chứng tự kỷ mà còn cả sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ.
Bạn luôn cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe thông thường của trẻ. Ảnh Internet
1.5. Hiệu quả điều trị đối với trẻ lớn/ người trưởng thành bị ASD
Hiện tại không có nhiều thông tin về các biện pháp can thiệp tốt nhất cho trẻ lớn và người trưởng thành bị mắc ASD. Tuy đã có một số nghiên cứu về các nhóm kỹ năng xã hội dành cho trẻ lớn hơn, nhưng không có đủ bằng chứng cho thấy những nhóm này mang lại hiệu quả. Việc nghiên cứu bổ sung để đánh giá các can thiệp được thiết kế để cải thiện kết quả ở độ tuổi trưởng thành là cần thiết.Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các cá nhân mắc ASD hoàn thành quá trình giáo dục hoặc đào tạo việc làm, tìm việc làm, đảm bảo nhà ở, phương tiện đi lại, chăm sóc sức khỏe, cải thiện hoạt động hàng ngày và tham gia đầy đủ nhất có thể vào cộng đồng của họ.
2. Các phương pháp điều trị áp dụng đối với hội chứng tự kỷ như thế nào
Dưới đây là một số phương pháp điều trị có khả năng được sử dụng đối với người mắc hội chứng tự kỷ. Chúng sẽ là đáp án cho câu hỏi trẻ bị tự kỷ có chữa được không.
2.1. Phương pháp tiếp cận Hành vi và Giao tiếp
Theo báo cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ, các phương pháp tiếp cận hành vi và giao tiếp nhằm giúp trẻ ASD là những phương pháp cung cấp cấu trúc, định hướng và tổ chức cho trẻ. Chúng được thực hiện bên cạnh sự tham gia của gia đình.
Chúng bao gồm:
2.1.1. Phân tích hành vi ứng dụng (Applied Behavior Analysis – ABA)
ABA là phương pháp khuyến khích các hành vi tích cực và ngược lại, không khuyến khích các hành vi tiêu cực. ABA sẽ giúp cải thiện nhiều kỹ năng ở trẻ. Sự tiến bộ của trẻ sẽ được theo dõi và đo lường. Phương pháp này đã được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chấp nhận rộng rãi. Nó cũng được sử dụng trong nhiều trường học và phòng khám điều trị.
ABA gồm nhiều loại khác nhau, tiêu biểu như:
- Đào tạo thử nghiệm rời rạc : là cách sử dụng nhiều một loạt các thử nghiệm để dạy từng bước của một hành vi hoặc phản ứng mong muốn. Các bài học được chia thành các phần đơn giản nhất. Sự động viên tích cực được sử dụng làm phần thưởng cho các câu trả lời và hành vi đúng. Các câu trả lời sai sẽ bị bỏ qua.
- Can thiệp hành vi chuyên sâu sớm : đây là loại ABA dành cho trẻ mắc chứng ASD đang ở độ tuổi rất nhỏ (dưới 5 tuổi, phổ biến nhất là nhỏ hơn 3 tuổi). Can thiệp hành vi chuyên sâu sớm sử dụng phương pháp giảng dạy có cấu trúc cao để xây dựng những hành vi tích cực (như giao tiếp xã hội) và giảm các hành vi không mong muốn (như giận dữ , hung hăng và tự gây thương tích). Phương pháp này diễn ra trong môi trường một đối một – giữa người lớn và trẻ em – dưới sự giám sát của một chuyên gia được đào tạo.
Tiếp cận hành vi và giao tiếp là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều trị hội chứng tự kỷ. Ảnh: Dave Asprey
- Mô hình khởi động sớm Denver : là loại ABA dành cho trẻ mắc ASD đang ở độ tuổi 12 – 48 tháng. Trong đó, cha mẹ và nhà trị liệu sử dụng các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức.
- Đào tạo phản hồi tổng thể : với mục đích tăng động lực học tập, giám sát hành vi của trẻ và bắt đầu giao tiếp với người khác. Những thay đổi tích cực trong loạt hành vi này được cho là có tác động rộng rãi đến các hành vi khác.
- Can thiệp hành vi bằng lời nói : là loại ABA tập trung vào việc dạy các kỹ năng bằng lời nói.
Có những liệ pháp khác có thể là một phần của chương trình điều trị hoàn chỉnh cho trẻ mắc ASD. Chúng gồm:
2.1.2. Công nghệ hỗ trợ
Bao gồm những thiết bị như bảng giao tiếp và máy tính bảng. Trẻ sẽ được học các ký hiệu hình ảnh để hỏi và trả lời câu hỏi cũng như trò chuyện. Trẻ lớn hơn có thể dùng máy tính bảng như một thiết bị tạo giọng nói hoặc thiết bị giao tiếp.
2.1.3. Phương pháp tiếp cận dựa trên mối quan hệ, sự phát triển và sự khác biệt của cá nhânThời gian hoạt động sẽ tập trung vào phát triển cảm xúc và mối quan hệ với người chăm sóc. Nó cũng tập trung vào cách trẻ xử lý các hình ảnh, âm thanh và mùi vị.
2.1.4. Phương pháp sử dụng các tín hiệu trực quan để dạy các kỹ năng
Ví dụ, thẻ hình ảnh có thể giúp dạy trẻ mặc quần áo bằng cách chia quá trình này thành từng bước nhỏ.
Sự phát triển mối quan hệ với người chăm sóc cũng như môi trường xung quanh là phương pháp điều trị hiệu quả đối với một số trẻ bị tự kỷ. Ảnh: The New York Times
2.1.5. Đào tạo kỹ năng xã hội
Đào tạo kỹ năng xã hội chính là một đáp án tích cực cho câu hỏi trẻ bị tự kỷ có chữa được không. Vì trẻ sẽ được dạy những kỹ năng cần thiết để tương tác với người khác. Nó bao gồm kỹ năng trò chuyện và giải quyết vấn đề.
2.1.6. Phương pháp trị liệu bằng giọng nói
Đây là liệu pháp ngôn ngữ giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của một người. Một số trẻ ASD có thể học kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. Trong khi đối với những trẻ khác, sử dụng cử chỉ hoặc bảng hình ảnh sẽ thực tế hơn.
2.2. Phương pháp cải thiện chế độ ăn uống
Một số phương pháp điều trị bằng chế độ ăn uống đã được phát triển để sử dụng cho trẻ bị tự kỷ. Nó dựa trên ý tưởng sự thiếu hụt chất hay dị ứng thực phẩm dẫn đến các triệu chứng của ASD. Hiện vẫn không có nhiều bằng chứng chứng minh phương pháp này hiệu quả. Tuy nhiên một số bậc cha mẹ cảm thấy, sự thay đổi trong chế độ ăn uống tạo ra sự khác biệt, trong cách con họ hành động hoặc cảm nhận.
Cải thiện chế độ ăn uống cũng nên là phương pháp điều trị nên được sử dụng với trẻ tự kỷ. Ảnh Internet
Phương pháp này có thể bao gồm việc loại bỏ một số loại thực phẩm khỏi chế độ ăn uống của trẻ. Đồng thời các loại vitamin và khoáng chất bổ sung sẽ được sử dụng. Chính vì vậy, nếu muốn thay đổi chế độ ăn của trẻ, bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước. Điều này nhằm đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất cho quá trình tăng trưởng và phát triển của con.
2.3. Phương pháp sử dụng thuốc
Khi nhắc đến phương pháp sử dụng thuốc, bạn có thể nhầm tưởng việc trẻ bị tự kỷ có chữa được không là có thể. Tuy nhiên cần nhắc lại rằng, không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi ASD hoặc điều trị các triệu chứng cốt lõi.
Tuy vậy, có những loại thuốc có thể giúp một số trẻ mắc ASD hoạt động tốt hơn. Ví dụ thuốc giúp kiểm soát mức năng lượng cao, mất khả năng tập trung , lo lắng, trầm cảm , phản ứng tự gây thương tích hoặc co giật .
Thuốc có thể có ảnh hưởng khác nhau đối với các trẻ khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần làm việc với một bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm đối với điều trị ASD ở trẻ.
Cha mẹ và bác sĩ, chuyên gia phải theo dõi chặt chẽ tiến trình và phản ứng của trẻ khi trẻ dùng thuốc. Việc này sẽ giúp đảm bảo rằng bất kì tác dụng phụ tiêu cực nào của việc sử dụng thuốc, đều không nghiêm trọng hơn lợi ích đối với việc điều trị cho trẻ.
Một số loại thuốc có thể giúp trẻ tự kỷ hoạt động tốt hơn. Ảnh: Raising Children Network
2.4. Phương pháp điều trị bổ sung và thay thế
Để làm giảm triệu chứng của trẻ ASD, một số chuyên gia và phụ huynh cũng sử dụng các phương pháp điều trị bổ sung, thay thế. Đó là những phương pháp nằm ngoài những gì thường được bác sĩ nhi khoa khuyến nghị. Và, chúng là các sản phẩm hoặc dịch vụ được sử dụng bổ sung hoặc thay thế cho thuốc, hoặc phương pháp điều trị chính thống. Chúng có thể bao gồm chế độ ăn kiêng đặc biệt, thải sắt, sinh phẩm,…
Loại điều trị này không được nghiên cứu hiệu quả, thậm chí một số gây hại và tiềm ẩn nguy hiểm. Vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia, trước khi sử dụng các liệu pháp này đối với trẻ.
Trẻ bị tự kỷ có chữa được không hy vọng qua những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn. Dù không có thuốc đặc trị hay không thể chữa khỏi, nhưng điều quan trọng là nếu trẻ được chẩn đoán chính xác sớm, thì tỷ lệ con cải thiện các kỹ năng để hòa nhập cộng đồng sẽ rất cao. Vì vậy bạn hãy kiên trì vì lợi ích lâu dài của trẻ nhé.
Theo CDC
Lily Nguyễn lược dịch