Phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Một trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non được quan tâm hàng đầu hiện nay là thể chất. Việc phát triển thể chất ở trẻ sẽ tạo tiền đề tốt để trẻ phát triển những lĩnh vực còn lại trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non. Để góp phần phát triển, rèn luyện thể chất cho bé, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp như:
Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, đủ chất cho trẻ mỗi ngày. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên bổ sung thêm một số loại vitamin, chất khoáng cần thiết để giúp con tăng cường đề kháng, phát triển toàn diện.
Nên dành nhiều thời gian đưa bé đi chơi, khám phá mọi thứ xung quanh thay vì chỉ ở nhà. Bạn có thể cân nhắc cho con đi công viên, bể bơi, trung tâm vui chơi,… để trẻ thoải mái vận động, đồng thời làm quen nhiều bạn mới.
Đầu tư cho trẻ xe đạp trẻ em, giày patin cho trẻ, ván trượt,… để con tự khám phá, luyện tập, tạo hứng thú cho trẻ trong việc vận động mỗi ngày.
Cho con tham gia các khóa học bơi ngắn hạn phù hợp với độ tuổi hoặc có thể đầu tư hồ bơi mini tại nhà để trẻ thỏa thích vui đùa.
Phát triển nhận thức – Một trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non
Lĩnh vực tiếp theo trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non là nhận thức. Với trẻ trong độ tuổi mầm non, người lớn thường nghĩ con chưa biết gì nhưng thực tế, trẻ đã có nhận thức sơ bộ về mọi thứ xung quanh.
Vì vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý đến cách hành xử của mình, đồng thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể để con dần thích nghi và hình thành nhận thức sâu sắc về một vấn đề, khía cạnh trong cuộc sống. Các bậc phụ huynh nên bắt đầu phát triển lĩnh vực nhận thức cho trẻ mầm non bằng cách:
Hướng dẫn trẻ mầm non nhận biết được các bộ phận, hệ cơ quan trong cơ thể người, các đồ vật quen thuộc trong nhà, các loại rau củ quả,…
Hỗ trợ trẻ nhận biết các con số và mặt chữ.
Dạy trẻ cách nhận biết thời tiết để lựa chọn trang phục cho phù hợp, biết được khi nào nên mang theo ô, khi nào nên đội mũ rộng vành, thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài,...
Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được các loài động vật dựa trên đặc điểm ngoại hình, tiếng kêu, nơi sinh sống,…
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Lĩnh vực tiếp theo trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non mà các ông bố, bà mẹ nên quan tâm là ngôn ngữ của trẻ. Trẻ mầm non là giai đoạn rất thích hợp để giúp con phát triển vốn từ vựng phong phú, cách diễn đạt câu phù hợp và có kỹ năng giao tiếp tốt với người lớn và bạn bè.
Điều này cũng giúp bố mẹ hiểu con hơn, con dễ bày tỏ quan điểm, nhu cầu cá nhân hơn, giúp tăng hiệu quả giao tiếp giữa bố mẹ và con cái. Bên cạnh đó, mục tiêu của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non còn là:
Tăng sự tự tin cho trẻ mầm non khi giao tiếp với bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn hoặc trước đám đông.
Trẻ có ngôn ngữ tốt có thể nói chuyện với người khác một cách thoải mái, tự tin mà không cần bố mẹ cạnh bên.
Giúp trẻ nhận thức được sắc thái của người đối diện trong quá trình giao tiếp.
Kỹ năng ngôn ngữ tốt sẽ giúp trẻ biết cách bày tỏ cảm xúc qua lời nói, biết lắng nghe, an ủi người khác.
Để hỗ trợ thúc đẩy 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non nói chung và lĩnh vực ngôn ngữ nói riêng, phụ huynh có thể tham khảo những cách như:
Mua sách, truyện có nhiều hình ảnh, truyện tranh nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ.
Tạo điều kiện để trẻ tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể như văn nghệ, liên hoan lớp, cắm trại,… để con có cơ hội giao tiếp với nhiều đối tượng hơn.
Bố mẹ nên dạy trẻ vẽ, múa, hát, nhảy,… hoặc bất cứ bộ môn nào con yêu thích.
Cho trẻ xem các bộ phim hoạt hình phù hợp với độ tuổi, tốt nhất nên chọn những phim có lồng ghép kiến thức tự nhiên, xã hội hoặc mẹo vặt, kỹ năng sống.
Lĩnh vực phát triển tình cảm cho trẻ mầm non
Bàn về 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non thì không nên bỏ qua lĩnh vực tình cảm. Trẻ mầm non rất dễ bộc lộ cảm xúc chân thật ngay trong những tình huống cụ thể. Trẻ có thể khóc ngay khi bị la mắng, mỉm cười khi được nhận quà hoặc tức giận khi bị bạn lấy mất đồ chơi,… Việc phát triển lĩnh vực tình cảm cho trẻ mầm non có tác dụng:
Tạo điều kiện cho trẻ thiết lập các mối quan hệ xung quanh, cụ thể là bố mẹ, người thân, bạn bè,…
Giúp trẻ mầm non có thể bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách phù hợp.
Rèn luyện thêm khả năng kiềm chế cảm xúc.
Giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc cư xử đúng mực để với mọi người xung quanh.
Cách để phát triển lĩnh vực tình cảm cho trẻ mầm non là:
Thường xuyên trò chuyện, gần gũi, tâm sự với trẻ.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi,… để tạo tình huống, nhân cơ hội đó hướng dẫn trẻ kiềm chế cảm xúc và có hành vi phù hợp.
Phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Lĩnh vực cuối cùng trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non mà bố mẹ nên quan tâm là thẩm mỹ. Việc phát triển tư duy thẩm mỹ từ sớm cho trẻ giúp con cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tác phẩm nghệ thuật và những điều xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Một số cách bạn có thể áp dụng để con rèn luyện tư duy thẩm mỹ là:
Cho bé tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật, ví dụ như hội họa, đọc thơ, kể chuyện, ca hát, diễn kịch, múa, nhảy,…
Dạy trẻ cách quan sát vẻ đẹp từ thiên nhiên và khám phá thiên nhiên đúng cách, không làm mất đi vẻ đẹp vốn có của cảnh quan.