Trẻ ăn dặm biếng ăn, mẹ cần phải làm gì đây?
Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng trong sự phát triển đầu đời của trẻ. Ăn dặm giúp trẻ làm quen được với những loại thực phẩm mới lạ ngoài nguồn dinh dưỡng chính của chúng trước đó là sữa mẹ, từ đó đảm bảo một sự tăng trưởng toàn diện và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên thực tế cho thấy không ít trẻ khi chuyển sang giai đoạn này xuất hiện những triệu chứng của tình trạng lười ăn, biếng ăn. Điều này gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, cha mẹ cần phải làm gì đây?
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia Nhi khoa, do hệ tiêu hóa của trẻ con non yếu, thời điểm bắt đầu giai đoạn ăn dặm, trẻ sẽ chưa kịp làm quen cũng như thích ứng với những đồ ăn mới khiến quá trình này gặp nhiều khó khăn. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên hi vọng sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình cải thiện tình trạng trẻ ăn dặm biếng ăn:
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm:
Nếu muốn trẻ ăn dặm không bị lười ăn, chán ăn mẹ nên cho trẻ ăn dặm vào đúng thời điểm. Theo chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm là tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Việc trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như thói quen ăn uống của con sau này. Cụ thể:
– Giai đoạn cho trẻ ăn bột: bắt đầu khi trẻ được 5-7 tháng tuổi, mẹ hãy cho trẻ ăn những thức ăn có mùi nhẹ, được xay nhuyễn, loãng để trẻ dễ nuốt.
– Giai đoạn cho trẻ ăn cháo: từ tháng thứ 7-10 mẹ hãy tập cho trẻ ăn cháo. Ban đầu, mẹ có thể đút cho trẻ 1-2 thìa xen kẽ với bột, sau đó mới tăng dần lượng sữa lên. Việc nhiều mẹ chuyển đột ngột từ bột sang cháo sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị biếng ăn.
– Giai đoạn cho trẻ ăn cơm: mẹ lưu ý chỉ tập cho trẻ ăn cơm khi trẻ có đủ răng (20 cái) vì lúc này trẻ mới có thể nhai cơm thật kỹ. Mẹ nên nấu cơm mềm, dằm nát cho trẻ để chúng dễ nhai và dễ tiêu hóa hơn.
Cung cấp đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn
Các món ăn của trẻ giai đoạn ăn dặm phải được đảm bảo có đủ cả 4 nhóm dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Chất đạm có nhiều trong thịt, trứng, sữa, cá, tôm… Chất bột đường có trong gạo, bột mì, ngô, khoai, bánh mì… Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm các loại rau củ và trái cây tươi. Chất béo được bổ sung qua các loại dầu, bơ, các loại hạt có dầu. Mẹ cần phải xây dựng một thực đơn hợp lí đầy đủ dưỡng chất không thừa không thiếu vì chúng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm biếng ăn.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Men vi sinh là một loại thực phẩm chức năng được nhiều mẹ tin dùng cho trẻ sử dụng hiện nay. Với khả năng cung cấp hàng tỉ lợi khuẩn khỏe mạnh cho hệ tiêu hóa, men vi sinh đảm bảo một hệ miễn dịch khỏe mạnh, một hệ đường ruột cân bằng. Sở dĩ làm được điều này là do lợi khuẩn có trong men vi sinh sẽ đẩy lùi và ngăn chặn sự phát triển của các hại khuẩn gây bệnh. Từ đó sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trong giai đoạn ăn dặm. Lời khuyên từ chuyên gia: Nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh, mẹ nên chọn men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên – kim chi Hàn Quốc.
Không ép trẻ ăn quá nhiều bữa 1 ngày
Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể là khác nhau và sẽ tăng dần theo thời gian. Mẹ nên cung cấp cho trẻ một lượng thức ăn vừa phải trong mỗi bữa ăn, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Đừng ép trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vì sẽ khiến chúng có cảm giác sợ hãi, chán ăn. Thay vào đó mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.