Bắt đầu đi học mầm non, tiểu học hay đơn giản hơn là !important; quay lại trường học sau một kỳ nghỉ dài luôn khiến các bạn nhỏ cảm thấy vô cùng khó khăn để làm quen và thích nghi. Để giúp các con ổn định tâm lý trước khi đến trường cũng như dễ dàng vượt qua nỗi sợ đi học, bố mẹ nên dành thời gian nói chuyện với con và áp dụng những lời khuyên cho trẻ 3 tuổi không chịu đi học
  !important;Lý do nào khiến bé không chịu đi học?
1. Do được cưng chiều quá nhiều
Hình dung ngay được là các bạn trẻ nhỏ không chịu đi học là thường đang được bố mẹ cưng chiều quá nhiều. Trong thời gian học mầm non có lẽ các bé đã được bao bọc và muốn gì được nấy. Sự đòi hỏi của bé sẽ luôn được đáp ứng và thái quá nên bé sẽ rất ham chơi, ham ăn ham ngủ. Giờ đến tuổi đi học, bé bị bố mẹ đưa đến trường để học với chúng bạn thì hẳn là không chịu rồi!
2. Do bé chưa quen với việc học tập cả ngày tại trường
Bé 6 tuổi không chịu đi học là vì bé bị ép đi học cả ngày tại nhà cô giáo tiểu học. Với học sinh mầm non đang quen chơi là chính, chưa thích nghi với việc tập trung ngồi học chữ, số … thì việc học cả ngày với bé là một gánh nặng cho cả sức khỏe, tâm lý và thói quen.
3. Do bé lạ trường, lạ lớp và sợ sệt việc đến trường
Đối diện với một môi trường mới, không đứa trẻ nào là không sợ sệt và lạ lẫm. Nhiều bé sợ và òa khóc vì phải xa bố mẹ và căn phòng đồ chơi yêu thương của bé. Với trường hợp này, bố mẹ phải hết sức nhẹ nhàng và khuyên bảo, dỗ dành trẻ.
4. Nguyên nhân về tâm lý của trẻ
Với các bé học sinh mẫu giáo, các em chưa sẵn sàng tới trường chủ yếu do chưa muốn tách khỏi mẹ. Các bé thường thích ở nhà để được mẹ chơi với mình nhiều hơn, với suy nghĩ đó trẻ thường khóc lóc khi đến lớp. Hơn nữa, đến lớp bé thấy xa lạ khi xung quanh mình là bạn bè, cô giáo mà không phải là gia đình mình.
Cách dỗ trẻ mầm non đi học không khóc
Bố mẹ nê !important;n kể cho trẻ nghe những mẩu truyện hoặc cho trẻ xem đoạn video ngắn về các hoạt động bé có thể tham gia khi đến trường. Điều này sẽ giúp trẻ không quá bỡ ngỡ như đang “lạc” vào thế giới khác.
Bố mẹ cũng không được quá mủi lòng. Ngày đầu đưa trẻ tới trường cần chào nhanh gọn, tránh dặn dò quá dài vì nó sẽ khiến trẻ tủi thân và bật khóc ngay lúc đó.
Cố gắng động viên, vỗ về trẻ sau mỗi buổi đến trường. Nếu trẻ có thể kể lại các hoạt động diễn ra tại lớp thì sẽ sớm làm quen và hòa nhập với môi trường mới.
  !important;Những lời khuyên đặc biệt dành cho con
1. Kể về những hoạt động ở trường học
Nói với con về những trò chơi mà con sẽ chơi hay những môn học mà con sẽ làm quen, những người bạn mà con sẽ gặp và chắc chắn với con rằng bố mẹ luôn đến đón con vào lúc con tan học. Đừng đặt ra quá nhiều mục tiêu về thành tích hay những điều xa vời vào thời gian đầu đi học. Con sẽ choáng ngợp và lo lắng nhiều hơn.
2. Gặp gỡ cô giáo
Nếu có thể gặp gỡ các cô giáo dạy ở lớp học của con trong tương lai thì con sẽ cảm thấy thoải mái và thân quen hơn khi bắt đầu đi học ở ngôi trường mới. Bởi con sẽ nhận ra đây là cô giáo mà con đã biết, một người con đã quen, và con sẽ không cảm thấy lạ lẫm khi bắt đầu đi học.
3. Thăm trường lớp mà con sẽ học
Dẫn con đi thăm quan ngôi trường mới mà con sẽ học, chỉ cho con biết đâu là lớp học của con.
Trẻ con không chịu đi học
Thăm quan trường lớp giúp con tự tin đi học hơn
Chỉ cho con nơi con ăn trưa, sân trường rộng lớn, những cây bóng mát, các khu nhà đặc biệt trong trường là cách để con bớt bỡ ngỡ trong ngày đầu đến trường.
4. Kết bạn trước khi đến trường
Bố mẹ có thể gặp mặt một số phụ huynh cùng lớp trước ngày đến trường để các con làm quen và kết bạn trước. Đây cũng là một cách giúp đỡ để con mạnh dạn hơn trong những ngày đầu đi học. Con vừa có bạn ở trường, bố mẹ cũng có thể trao đổi với các bậc phụ huynh khác để chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con.
5. Luôn động viên và giữ cho con có suy nghĩ tích cực
Các con có thể cảm thấy lo lắng hoặc phấn khích quá mức trước ngày đến trường, nhưng bằng mọi giá bố mẹ cần phải động viên con rằng đi học là một điều vô cùng vui vẻ, luôn giúp con có suy nghĩ tích cực trước mọi vấn đề xảy ra ở trường học. Chính nhờ những điều này, con sẽ luôn biết cách tin tưởng vào bản thân mình.
6. Chơi trò chơi về trường học
Bố mẹ cũng có thể giúp con tưởng tượng ra khung cảnh lớp học bằng cách để con làm giáo viên và xếp thú bông thành học sinh trong lớp học của con. Mọi cảm xúc tiêu cực sẽ bị thổi bay, con sẽ mạnh dạn tự tin hơn và cũng háo hức được đến trường đi học nhiều hơn.
7. Đọc sách về chuyện đi học
Chọn những cuốn sách có chủ đề đi học và đọc cho con nghe mỗi ngày. Điều này giúp con hình dung dễ dàng hơn về những điều mà con sẽ trải qua khi đi học. Những người bạn trong sách cũng giúp con đồng cảm và có cái nhìn rõ ràng hơn về mọi câu chuyện xảy ra ở trường. Việc đọc sách sẽ dẫn con đến những cách xử lý tình huống thông minh, luôn tin tưởng nói với bố mẹ về mọi vấn đề khi đi học.
8. Luôn kiên nhẫn với con
Việc một bạn nhỏ mới bắt đầu đi học sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và lòng tin của bố mẹ. Con có thể nản chí, có thể khó chịu thậm chí ghét việc đi học. Nhưng chỉ cần bố mẹ đủ kiên trì cùng con vượt qua giai đoạn ban đầu, con sẽ có cảm tình với trường lớp, cũng sẽ có được niềm vui thích khi đi học mỗi ngày.
9. Cho con một người bạn an ủi
Đôi khi bố mẹ là không đủ để an ủi hết những điều con cảm thấy không thoải mái khi đi học, và ngay lúc này con cần có một người bạn thân thiết như một em thú cưng trong nhà hoặc một bạn thú cưng mà con yêu thích.
Trẻ con không chịu đi học
Mọi người trong gia đình cần luôn động viên trong suốt quá trình đi học của con
Bố mẹ chỉ cần để con được ở một chỗ với người bạn này và để con ổn định lại tâm lý của mình sau cơn nức nở. Sau khi con thoải mái hơn, hãy từ từ gợi chuyện và an ủi nếu con cảm thấy không thoải mái.
10. Tạo ra một nghi thức đặc biệt cho con
Một câu mật khẩu hay một hành động ngộ nghĩnh để chào con khi đưa con đi học là điều sẽ tạo ra những niềm hứng thú nho nhỏ cho con trong suốt thời gian đến trường. Con sẽ cảm thấy vô cùng thích thú vì mình và bố mẹ có những mật khẩu riêng không ai biết, và con luôn cảm thấy tin tưởng khi bố mẹ đến đón con đúng giờ tan học.
Phải xa vòng tay của những người thân yêu để đến một môi trường hoàn toàn mới, chuyện bé hụt hẫng, lo lắng thậm chí sợ hãi là điều khó tránh khỏi. Hãy thật kiên nhẫn, luôn ở bên động viên, khuyến khích với tất cả tình yêu thương và sự thông thái.