Phâ !important;n loại sâu răng
Sâ !important;u răng được phân thành hai loại: sâu men và sâu ngà.
Sâ !important;u men (ký hiệu S1): Tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâm sàng rõ, theo Darling, khi thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tới đường men ngà.
Sâ !important;u men có thể gặp ở rãnh lõm hoặc ở mặt của răng sát điểm tiếp giáp, hoặc ở cổ răng. Dưới kính hiển vi điện tử Franer thấy rằng giữa men răng bị tiêu và men răng bình thường không có ranh giới. Phía ngoài là một vùng có vi khuẩn, rồi đến các vùng trụ men bị tách thành mảnh nhỏ, dưới nữa thấy khoảng cách giữa các trụ rộng ra, rồi đến lớp men bình thường.
Sâ !important;u ngà: Khi nhìn thấy lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là sâu ngà. Người ta chia sâu ngà làm 2 loại là sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu (S3). Đây là 2 loại chúng ta thường gặp trên lâm sàng.
Theo cá !important;c nhà nghiên cứu, tổn thương từ ngoài đến đường ranh giới men ngà là sâu ngà. Sâu ngà phát triển nhanh hơn sâu men, lỗ sâu hơi tròn, trong lỗ sâu có thức ăn rắt vào. Sâu răng mạn tính, người ta thấy bốn lớp từ ngoài vào trong: Vùng lỗ sâu có ngà mủn, có nhiều vi khuẩn; tiếp đến vùng xâm nhập, ống ngà có vi khuẩn; ở vùng trong, ngà bị xơ hoá, ống Tomes bị bít kín, vùng này không có vi khuẩn và cứng hơn ngà bình thường. Vùng tổ chức ngà nằm dưới vùng trong thì bình thường.
Ảnh: Sưu tầm Internet
Triệu chứng lâ !important;m sàng của sâu răng
Sâ !important;u men: Ngày trước, người ta cho là khi có sâu men thì ngà ráp hoặc có chấm trắng, có cảm giác buốt khi ăn đường. Thực chất rất khó phát hiện sâu men trên lâm sàng, cho dù sâu răng bắt đầu từ men răng. Ngày nay, nếu phát hiện thấy tổn thương sâu men chỉ cần bôi gel Fluor sau một thời gian, tổn thương được khôi phục hoàn toàn.
Sâ !important;u ngà: Dấu hiệu của sâu ngà là đau buốt do kích thích chua, ngọt, lạnh. Hết kích thích thì hết đau, đây là dấu hiệu cơ năng chung cho sâu ngà nông và sâu ngà sâu. Tổn thương sâu răng có thể gặp ở các mặt của răng, tỷ lệ tổn thương ở các vị trí còn phụ thuộc vào từng độ tuổi hay loại răng. Như hàm răng sữa trẻ em hay tổn thương nhiều mặt nhai, mặt bên. Hàm răng vĩnh viễn ở người trẻ và trưởng thành hay gặp ở mặt nhai, ở những người có tuổi tổn thương hay gặp ở mặt bên. Nhưng những tổn thương này đều phải chưa vào đến buồng tuỷ.
Khi khá !important;m thấy đáy lỗ sâu tổn thương mềm, người ta cho rằng đó là sâu răng đang phát triển. Nếu khám thấy đáy lỗ sâu cứng đó là sâu răng đã ổn định. Theo một số tác giả thì mỗi đợt phát triển hay ngừng kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm ở lỗ sâu nhỏ 2 – 3mm.
Sự khá !important;c biệt chính giữa sâu ngà nông và sâu là chiều sâu của lỗ sâu. Nếu tổn thương sâu dưới 2mm là sâu ngà nông (S2). Còn tổn thương có chiều sâu trên 2 – 4mm là sâu ngà sâu (S3).
Hậu quả của sâ !important;u răng
Từ sâ !important;u ngà không điều trị, bệnh sâu răng sẽ tiến triển đến tủy gây viêm tủy cấp, sau đó tủy sẽ bị hoại tử dần đưa đến viêm tủy mãn rồi đến tủy chết, thối. Những chất hoại tử của tủy có thể thoát qua lỗ chóp chân răng gây nên những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm…, hoặc tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng,…Ngoài ra, vi khuẩn có thể gây những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc.
Thô !important;ng thường, biến chứng của sâu răng không quá nguy hiểm, nhưng diễn tiến của bệnh sẽ trải qua nhiều đợt đau thậm chí sốt, mệt mỏi, làm người bệnh mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập và công việc.