1. Nguyên nhân trẻ bị hen suyễn
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn khá phực tạp, tuy nhiên, dưới đây là một vài nguyên nhân được cho là phổ biến nhất:
Nếu gia đình có người bị hen suyễn thì trẻ cũng có nguy cơ bị hen suyễn
- Yếu tố di truyền:Nếu gia đình có người bị hen suyễn thì trẻ cũng có nguy cơ bị hen suyễn lên tới 50%, và thời điểm bị hen suyễn không kể độ tuổi nào, có thể là khi còn nhỏ hoặc trưởng thành.
- Dị ứng:
Ít cha mẹ biết rằng, dị ứng cũng là nguyên nhân gây hen suyễn do các tác nhân bụi bặm, nấm mốc, vi sinh vật hay một số hóa chất, thuốc khiến trẻ tác động lên trẻ khiến trẻ bị hen suyễn.
- Trẻ có thể bị hen suyễn bẩm sinh
từ trong bụng mẹ do quá trình mang thai mẹ tiếp xúc nhiều với động vật như chó hoặc mèo, các loại hóa chất độc hại,…
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có thể mắc phải hen suyễn- Dễ cảm lạnh khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, tuy nhiên, triệu chứng ho, sổ mũi kéo dài từu 10-15 ngày dù thời tiết đã ấm dần cho thấy trẻ đang có nguy cơ bị hen suyễn cao.
- Trẻ dễ bị ho, khó thở khi ăn thử một số món ăn lạ như hải sản, thức ăn có tính nóng, thịt bò,… hoặc khi tiếp xúc với vật nuôi (chó, mèo, gà,…)
- Trẻ thường xuyên hắt hơi thở khò khè, nhịp thở không đều. Nếu thay đổi nhiệt độ lạnh đột ngột trẻ thường bị choáng, tím tái.
3. Cơ chế chính dẫn đến cơn hen suyễn bao gồm:
- Trẻ khó thở, khò khè do không khí không được hít vào hoặc thở ra khỏi phổi do quá trình hít thở khí rất khó khăn, điều này là do các cơ quanh đường dẫn khí đã siết chặt với nhau và gây cản trở cho không khí đi vào phổi.
Ngoài cơn co khí, thì có thể do trẻ bị viêm đường dẫn khí khiến đường dẫn khí sưng
- Ngoài cơn co khí, thì có thể do trẻ bị viêm đường dẫn khí khiến đường dẫn khí sưng làm giảm lượng không khí mà trẻ hít vào. Ngoài ra, ở đường dẫn khí có nhiều tuyến nhầy dầy đặc cũng gây tắc khí khiến trẻ luôn có cảm giác ngạt thở và dẫn đến các cơn hen suyễn.
4. Phân loại hen suyễn
Hen suyễn thường được phân ra làm 2 loại: hen ngoại sinh và hen nội sinh. Nhờ cách phân loại này mà chúng ta có thể điều trị đúng cơn hen suyễn cho trẻ. Tránh được việc dùng thuốc không đúng loại .
Hen suyễn ngoại sinh chủ yếu là do tác nhân bên ngoài như lông súc vật, phấn hoa
- Hen ngoại sinh:
Nguyên nhân gây hen suyễn ngoại sinh chủ yếu là do tác nhân bên ngoài như lông súc vật, phấn hoa,… chúng gây dị ứng ở trẻ và gây ra hen phế quản. Với trường hợp này, trẻ có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện nguyên nhân ngoại sinh là từ đâu và tùy theo mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ khi được thăm khám.
- Hen nội sinh (hen nhiễm khuẩn):
Khác với ngoại sinh, hội sinh là do tự phát ở người trưởng thành và tác nhân gây phát cơn hen thường không đặc hiểu. Bởi nguyên nhân có thể do virut, thay đổi môi trường, nhiệt độ, hít phải khói thuốc hay bụi bẩn,…
Mặc dù nguyên nhân gây hen suyễn khác nhau tuy nhiên tổn thương cho người bệnh ở hai loại hen suyễn này là tương đương nhau và cần phải được điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nên nặng hơn.
5. Điều trị hen suyễn
Để có thể điều trị dứt điểm hen suyễn ở trẻ thì cha mẹ cần phải xác định trẻ bị nặng hay nhẹ để có phương án điều phù hợp.
- Cơn hen nhẹ:
Trước hết, cha mẹ cần làm sạch mũi trẻ để trẻ có thể thở dễ dàng, có thể sử dụng thuốc stermar hoặc sofmer cho việc làm sạch mũi. Sau đó, cha mẹ cho trẻ khí dung ventonlin để có thể dễ dngf thở hơn và nếu sốt nhẹ thì nên cho uống thuốc hạ sốt.
- Cơn hen vừa:
Cha mẹ cho trẻ sử dụng ventolin để mở phế quản, giúp trẻ dễ thở hơn, sau đó kết hợp với nhóm thuốc coricoid dạng phun sương cho trẻ.
- Cơn hen nặng hoặc ác tính:
Trong trường hợp này, cha mẹ cần phải đưa trẻ ngay tới bệnh viện để được điều trị kịp thời, không tự ý điều trị có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
6. Cách xử trí cơn suyễn tại nhà
Trong một số trường hợp, cha mẹ chưa kịp đưa trẻ đi bệnh viện hoặc tình trạng hen suyễn chưa phải là ác tính thì cha mẹ có thể tự mình xử lý cơn hen của trẻ ở nhà như sau:
Cha mẹ có thể xử trí cơn hen suyễn tại nhà cho trẻ
- Cho trẻ sử dụng thuốc xịt để cắt cơn hen theo hướng dẫn, nếu tình trạng hen nhẹ thì cơn hen sẽ tạm thời được điều trị và dừng lại, cha mẹ chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi và theo dõi là được.
- Nếu trẻ có hiện tượng phản ứng với thuốc hoặc bệnh không có chuyển biến tốt, cơn hen nặng hơn, mặt tím tái, tim đập nhanh, khó thở,… cần phải đưa trẻ đến trạm y tế gần nhất để điều trị kịp thời và trong thời điểm này không cho trẻ dùng bất cứ thuốc cắt cơn hen nào.
Điều trị dự phòng bằng thuốc trong các trường hợp:
- Suyễn không kiểm soát hoặc kiểm soát một phần
- Suyễn dai dẳng 1 lần/tuần hoặc 2 lần/tháng.
- Từng có tiền sử nhập viện vì cơn hen nặng hoặc ác tính, suyễn theo từng cơn.
- Suyễn theo mùa: Một số trẻ bị suyễn theo mùa, thường vào mùa đó sẽ bị suyễn và ngưng khi hết mùa. Trong trường hợp này, cha mẹ sẽ điều trị trước khi vào mùa trẻ bị suyễn.Lưu ý, dù trẻ hết bệnh hay chưa hết cha mẹ cũng phải theo dõi cần thận và cho trẻ khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sỹ.
7. Cách phòng tránh hen suyễn cho trẻ
Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh
- Ngay từ lúc mang thai, người mẹ cần tránh thuốc lá, rượu, chất gây nghiện. Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.
- Cần giữ ấm tuyệt đối cho trẻ khi trời lạnh. Nếu nhà bật máy lạnh cần để nhiệt độ thích hợp.- Hình thành lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học cho trẻ để giảm bệnh béo phì vì theo nhiều nghiên cứu khoa học, béo phì và suyễn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Không để trẻ tiếp xúc với lông thú vật (chó, mèo,…) và các chất hóa học như thuốc xịt phòng, khói, các chất gây dị ứng như phấn hoa, chất có mùi nồng,…
- Duy trì không khí sạch, thoáng ở xung quanh trẻ. Nhà ở cần thường xuyên mở cửa, quét dọn thông thoáng, thường xuyên giặt giũ khăn trải giường, gối mền trong thời gian trẻ đi học, tránh dùng thảm trong nhà.
- Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn là đồ hộp, lạnh, bột ngọt, lòng trắng trứng,…
Yeutre.vn (Tổng hợp)