Trước đây, khi thấy bạn bè mình show giáo cụ phát triển vận động cho con, có giá lên đến MẤY TRIỆU ĐỒNG. Mình khá là bối rối.
Bởi vì mình hiểu: MỘT THỜI KÌ NHẠY CẢM QUA ĐI giống như bị lỡ chuyến xe bus cuối cùng vậy. Thời kì nhạy cảm nào bị bỏ lỡ thì con sẽ không học được kĩ năng đó, tức là NÃO của con sẽ KHÔNG hình thành các liên kết hoặc liên kết rất yếu về kĩ năng đó.
Chẳng hạn. có những em bé vào giai đoạn phát triển kĩ năng BÒ, mà em bé đó được bế nhiều quá thì xảy ra hiện tượng "TRỐN BÒ", em bé đó bước thẳng đến giai đoạn ĐI. Và những kĩ năng cũng như liên kết não bộ về trải nghiệm bò của em bé là không có hoặc rất yếu (và mình từng đọc đâu đó không nhớ rõ nữa, người ta còn gọi nó là 1 dạng "tổn thương" não )...
Thời kì nhạy cảm vận động của con hình thành ngay từ khi con chào đời, một số đặc điểm mẹ nhận dạng những NHẠY CẢM VẬN ĐỘNG: vung vẩy chân tay, cầm nắm đồ vật, lẫy, lật, trườn, ngồi, bò, vịn đứng, vịn đi, tự đi, leo trèo, đi cầu thang, trượt, nhảy, đi bằng mũi chân, đu, đi trên thanh gỗ nhỏ hoặc bờ tường nhỏ, thích đi trên đoạn dường có độ dốc...
...
Thực ra, có điều kiện mua được giáo cụ hỗ trợ con là tốt, nhưng nếu không có thì cũng chẳng sao. vì dù có hay không con cũng sẽ nỗ lực đạt được kĩ năng của mình mọi lúc mọi nơi khi con đến giai đoạn nhạy cảm nào đó. Nhưng ngang trái thay, người lớn chúng ta thông thường lại làm cái công việc NGĂN CẢN, KÌM HÃM sự phát triển tự nhiên này.
Ví dụ: giai đoạn con trườn, bò.. thì ta hay sợ bẩn nên chủ yếu bế, cho ngồi trong cũi, hoặc trong xe.
Giai đoạn con thích leo trèo, đu, leo cầu thang thì ta sợ con ngã, ta lại cấm.
...
Montessori cho lưa tuổi 0- 3 tuổi, có đoạn: "Khi em bé đc phát triển tự nhiên về vận động từ khi còn nhỏ, e bé tự biết, tự cảm nhận dừng lại khi ko an toàn.
Giống như 1 ng lớn đến bên em bé tỏ ra lo lắng con bị ngã, cố giữ con bằng 2 tay, con sẽ bị hoảng sợ.
Các bạn nên tin tưởng, khi ta lo lắng quá sẽ làm trẻ lo, nếu các e bị ngã cũng ko sao, khi bé ngã chính là cách bé học về sự cân bằng.
Trẻ chập chững đi, mà ngã, nếu ta đỡ ngay lúc đó trẻ sẽ KHÔNG học được bài học về cách cân bằng.
Nếu ta ko tin trẻ, thì trẻ không tin đánh giá của chính bản thân trẻ."
...
Bởi vậy, việc của chúng ta là đồng hành và thiết kế môi trường AN TOÀN để trẻ được TỰ DO VẬN ĐỘNG.
...
GIẢI PHÁP LÀ
1. Với các giai đoạn: lật, lẫy, bó, trườn: các mẹ tạo mặt sàn sạch sẽ để các con được thoải mái vận động (bé Pi nhà mình thì khi về quê bạn ấy được bò ra sân, ra ngõ, bạn ấy bò ở bãi cát, bãi cỏ,... - với mình việc bạn ấy lấm lem 1 chút cũng không sao
)
2. Với giai đoạn phát triển vận động mạnh mẽ (khoảng 1 tuổi đến 18 tháng hoặc sớm hơn và muộn hơn 1 chút): Leo, trèo, trượt, chạy, nhảy,... : Các buổi chiều sau giờ làm việc, mình thường đưa con tói các trường mẫu giáo công lập - đó là giờ các bé tan học, rồi xin phép bác bảo vệ cho con tham gia hoạt động (nhiều khi cứ đưa con vào chơi thôi -chẳng ai hỏi đến - chỉ cần mình có ý thức tôn trọng và hàng ngày biết ơn nơi mình đưa con đến) - ở đó các con có vô vàn hoạt động, hơn cả 1 khu vui chơi giải trí. VIỆC CỦA MẸ LÀ DÀNH RA CHO CON 15P -30P mà thôi.
Con được ra ngoài thiên nhiên, được hoạt động các bạn cùng lứa tuổi và đầy đủ các giáo cụ con phát triển vận động toàn diện phù hợp với con.
Quá tiện lợi.
...
Chúc các mẹ và các con có những trải nghiệm thú vị.