Đừng khiến trẻ cảm thấy &ldquo !important;tội lỗi” vì sự nhút nhát
Nhú !important;t nhát không phải là sự bất thường, mà ngược lại, hầu hết trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi đều khá nhút nhát. Sự thân thuộc và an toàn khi ở cạnh người thân trong gia đình khiến trẻ cảm thấy lo lắng nếu phải đối diện với quá nhiều sự mới mẻ và lạ lẫm từ thế giới bên ngoài. Lúc này, trẻ sẽ có xu hướng thu mình lại như một phản ứng tự vệ tự nhiên.
Do vậy, cha mẹ nê !important;n tạo tâm lý thoải mái, giải thích cho trẻ rằng sự nhút nhát không phải điều đáng xấu hổ. Đồng thời, cha mẹ có thể liệt kê những lý do và điều tốt đẹp khi trẻ có bạn bè để khuyến khích và tạo động lực cho trẻ gặp gỡ bạn mới. Ngoài ra, cha mẹ không nên so sánh trẻ với bạn bè đồng trang lứa vì điều này vô hình chung gây áp lực không đáng có cho trẻ, khiến trẻ giảm sự tự tin vì luôn cho rằng luôn có người giỏi giang hơn mình.
Khuyến khí !important;ch trẻ thử những điều mới
Trẻ cà !important;ng trải nghiệm nhiều điều mới thì càng có nhiều cơ hội để trở nên cởi mở hơn. Thay vì chỉ tập trung vào sự nhút nhát của con, cha mẹ nên khuyến khích con thử nhiều điều mới, như tham gia vào lớp học vẽ, học bơi, ca hát,…hay cùng con đi thả diều, leo núi…
Song song với những hoạt động nà !important;y, cha mẹ có thể mời đến một hoặc một vài gia đình thân thiết để trẻ làm quen dần với những môi trường có nhiều người. Nhờ vậy, trẻ sẽ có cơ hội được tiếp xúc với bạn mới, được nói chuyện với nhiều người, từ đó nhận ra niềm vui khi cùng tham gia hoạt động với bạn bè và những người xung quanh.
Từng bước một giú !important;p trẻ vượt qua sự nhút nhát
Giú !important;p trẻ vượt qua sự nhút nhát là điều nên làm, nhưng cha mẹ không nên để mọi việc quá đột ngột. Hãy bắt đầu từ từ bằng việc trò chuyện và nhẹ nhàng hỏi ý kiến của trẻ, từ đó cha mẹ sẽ hiểu thêm về trẻ và để trẻ dần làm quen với suy nghĩ trẻ có thể gặp một hoặc nhiều người bạn trong những hoạt động sắp tới. Ví dụ, trước khi mời những đứa trẻ khác đến thăm nhà, cha mẹ nên trao đổi trước với trẻ về ý định này, cũng như đặt một số câu hỏi để tham khảo ý trẻ như: “con có muốn mời thêm bạn nào không?”, “con muốn mời bạn ăn/uống món gì?”, “con dự định cùng bạn chơi trò gì?”,… Ngoài ra, cha mẹ cần hướng dẫn con một số cách ứng xử và nói chuyện cơ bản khi bạn đến thăm nhà để trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với bạn mới.
Cha mẹ có !important; thể bắt đầu bằng việc mời bạn bè của trẻ đến nhà mình chơi, vì cảm giác thân thuộc khi ở nhà mình sẽ giúp trẻ vượt qua cảm giác bất an và thiếu an toàn khi gặp người mới. Sau khi trẻ đã quen dần với việc gặp bạn bè, cha mẹ nên gợi ý để trẻ sang nhà bạn chơi, từ đó giúp trẻ dần vượt qua giới hạn an toàn của chính mình.
Nó !important;i chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt
Dù !important; bận rộn đến đâu, cha mẹ cũng nên dành thời gian để trò chuyện cùng con trẻ mỗi ngày. Việc tâm sự, tìm hiểu tâm tư của trẻ, cũng như lắng nghe những câu chuyện hàng ngày của trẻ khi ở lớp sẽ giúp cha mẹ tạo gắn kết với trẻ nhiều hơn. Trong những cuộc trò chuyện, cha mẹ cũng có thể kể cho trẻ nghe về những kinh nghiệm riêng của mình, về những nỗi sợ hãi cha mẹ từng gặp phải, cũng như cha mẹ đã vượt qua điều đó như thế nào. Bày tỏ sự cảm thông, đồng cảm sẽ là chìa khóa giúp trẻ nguôi ngoai cảm giác lạc lõng, từ đó tự tin hòa nhập hơn.
Để giú !important;p trẻ vượt qua sự nhút nhát một cách tuần tự, nhẹ nhàng, tinh tế, cha mẹ cần cực kỳ kiên nhẫn cũng như dành nhiều thời gian để trò chuyện, động viên con trẻ. Với tình yêu thương và phương pháp đúng đắn, cha mẹ sẽ giúp trẻ dễ dàng tìm thấy niềm vui và sự tự tin khi vượt qua vùng an toàn của chính mình!