Tại sao ngậm lại hỏng răng?
Trong nước bọt có enzyme ptyalin giúp thủy phân tinh bột trong thức ăn tạo thành các loại đường maltose, glucose kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng hơn khi ăn, nhưng nếu cháo cơm không được nuốt xuống ngay mà cứ nằm trong miệng, thì đường maltose hay glucose sẽ dần dần ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng cũng như nhiều vấn đề về răng miệng.
Ngoài ra thì việc trẻ ăn ngậm cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến dinh dưỡng và tâm lý của con trong các bữa ăn.
Nhưng mà vì sao con lại ngâm nhỉ?
- Có thể vì bố mẹ không tập cho con ăn thô, nên khi cứ cho chút đồ lợn cợn hay thô xíu là không biết xử lý thế nào, vậy là ngâm.
- Có thể vì chúng ta đang dụ con ăn bằng cái gì đó, ti vi, điện thoại, đi ăn rong chẳng hạn, vậy là mải chú ý đến cái khác, quên mất việc ăn nên ngậm.
- Có thể vì chán chả muốn ăn nhưng lại cứ bị ép ăn nên ngậm như một hình thức phản kháng.
- Cũng có thể vì con đau răng, đau họng hoặc có vấn đề gì đó về bệnh lý nên con ngậm.
Rồi cuối cùng hậu quả là cơm thô ngậm, thịt thô ngậm, rau củ quả ngậm, thậm chí về sau thành thói quen uống sữa cũng ngậm.
Nếu con trót ngậm rồi thì làm thế nào bây giờ nhỉ? Cách đơn giản thôi, cứ ứng theo mỗi nguyên nhân ở trên chúng ta giải quyết.
- Nếu con ngậm do bệnh lý ví dụ như đau răng, đau họng ... thì bố mẹ nên hỗ trợ con ăn các loại thức ăn lỏng trong thời gian điều trị bệnh cho con ví dụ như sữa, sinh tố, súp hay cháo loãng. Con sẽ bớt bị áp lực và dễ tiếp nhận hơn.
- Nếu bố mẹ chưa tập ăn thô cho con tập cho con theo công thức 2 4 6 8, trước khi lên 1 cấp độ thô thì mẹ
cho vào đó trước khoảng 2 phần của cấp độ thô tiếp theo, rồi ăn quen vài ngày thì tăng lên 4 phần, 6 phần, 8 phần. VD cháo vỡ cho 2 phần cháo thô hoặc cháo thô cho 2 phần cơm nát rồi tăng dần lên. Với các loại rau đạm bố mẹ cũng chế biến để tăng thô tương tự nhé. Mềm nhất sẽ là các món hầm kho sau đó đến luộc hấp và chiên rán.
Với các bạn bố mẹ tập ngay từ khi ăn dặm thì việc tập sẽ đơn giản hơn, tuy nhiên với những bạn lớn khoảng hơn 2 tuổi, thì lúc này bố mẹ sẽ phải CỰC KỲ CỰC KỲ KIÊN TRÌ với con, vì thói quen không ăn thô đã bị kéo dài quá lâu rồi nên không thể ngày 1 ngày 2 mà tập lại ngay được.
- Nếu dụ ăn bằng cái gì đó làm cho con ngậm thì thay đổi cách cho ăn, và điều quan trọng nhất là cần THAY ĐỔI TƯ DUY NGƯỜI CHO CON, ngày nào còn tư duy "không có tivi điện thoại ... để dụ ăn thì con/cháu sẽ không ăn", thì ngày đó vẫn chưa thể thay đổi được việc ngậm của con.
- Nếu ép quá dẫn đến việc chán chả buồn ăn nữa nên ngồi ngậm để phản kháng thôi thì quan trọng vẫn là cần THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ CÁCH CHO ĂN
Vậy thì thay đổi cụ thể như thế nào?
Bố mẹ, ông bà ạ. Hãy dũng cảm để cho con cháu có quyền ĐƯỢC TỪ CHỐI BỮA ĂN và quyền ĐƯỢC ĐÓI. Hãy tôn trọng con và tin vào bản năng sinh tồn của con. Đến khi thật sự đói con sẽ ăn.
Chuẩn bị bữa ăn bằng lý trí nhưng hãy cho ăn bằng trái tim.
Có một sự thật là nếu mẹ bây giờ mẹ không học cách để đặt niềm tin vào con (cụ thể là trong chuyện ăn uống) thì rất có thể sau này mẹ cũng sẽ không thể đặt niềm tin vào con ở các hoạt động khác.
Nuôi dưỡng giáo dục là quá trình chuyển hóa thân tâm của bố mẹ.
Vì một hàm răng trắng sáng. Tin vào con nhé!