Nhiều ô !important;ng bố, bà mẹ cho rằng việc dạy cách ứng xử cho con chỉ cần thiết khi trẻ bắt đầu trưởng thành. Điều đó vô cùng sai lầm bởi việc giáo dục ứng xử cho con cái từ nhỏ sẽ tạo nền tảng ban đầu trong tư duy và hành động của trẻ, giúp con bạn có thể hòa nhập với xã hội, hoàn thiện bản thân hơn khi trưởng thành. Ở mỗi độ tuổi khác nhau chúng ta nên có cách giáo dục khác nhau sao cho phù hợp.
Ứng xử qua phé !important;p chào hỏi
Đâ !important;y được coi là một trong những điều cơ bản nhất trong việc dạy con. Chào hỏi là bước đầu tiên của một cuộc giao tiếp. Nó không chỉ cần thiết đối với người lớn mà con vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Từ việc chào hỏi hết sức đơn giản như; chào hỏi bố mẹ, ông bà, anh chị, trước và sau khi ra khỏi nhà hay lần đầu tiếp xúc với người lạ. Việc dạy trẻ ứng xử chào hỏi không cần phải quá khuôn khổ và phép tắc, cha mẹ hãy là những tấm gương để con noi theo. Khi về nhà bạn có thể cùng con lên chào ông bà và các thành viên trong gia đình. Khi đến nhà ai đó chơi, bạn nên giới thiệu cho bé biết bé đang đến thăm nhà ai, sẽ gặp những ai và nên chào như thế nào?
Mỗi vù !important;ng miền, địa phương, gia đình sẽ có cách thức và văn hóa chào hỏi khác nhau. Bạn có thể dạy con bạn cúi đầu và chaò hỏi trước người lớn tuổi, đứng thẳng người mỉm cười khi chào các bạn cùng trang lứa, khoanh tay chào khi gặp khách lạ.
Với những người thâ !important;n trong gia đình thì việc chào hỏi không nên quá nguyên tắc. Bạn có thể tạo cho con thói quen chào hỏi bằng cách ôm hoặc hôn nựng trên má người thân. Hãy làm điều đó với con bạn mỗi ngày để con bắt chước và thực hiện theo.
Ứng xử qua phé !important;p trả lời
Để dạy con biết cá !important;ch ứng xử qua câu trả lời thì bố mẹ cũng cần chú ý trong cách đặt câu hỏi tới con. Bạn chánh hỏi con những câu hỏi cộc lốc, không đầy đủ chủ, vị ngữ. Bởi thái độ của người hỏi sẽ ảnh hưởng tới câu trả lời của con bạn. Cần nhắc nhở con thường xuyên nói lời Dạ- Vâng. Bạn cũng hãy thường xuyên trả lời Dạ- Vâng khi trò chuyện với con.
Biết nó !important;i lời cảm ơn và xin lỗi
Việc dạy con biết nó !important;i lời cảm ơn và xin lỗi đồng nghĩa với việc dạy con biết tôn trọng người khác. Khi một ai đó đưa cho thứ gì, bạn nên dặn con phải đưa hai tay và nói cảm ơn. Khi con bạn làm điều có lỗi bạn không nên quát mắng , thay vào đó dạy con cách nói lời xin lỗi. Việc giáo dục ứng xử này cần thường xuyên được lặp lại với con trẻ hằng ngày. Thậm chí bạn có thể truyền tải tới con bằng cách kể những câu chuyện hài hước, những mẩu chuyện cổ tích kể mỗi tối trước khi bé đi ngủ.
Đô !important;i khi trẻ sẽ bướng bỉnh mà không chịu làm theo lời cha mẹ căn dặn. Tuyệt đối bạn không được nóng giận mà nên từ từ giải thích cho con. Chánh tình trạng để trẻ cảm thấy hoảng sợ dẫn đến thói quen xấu như đổ lỗi cho người khác và nói dối. Để trẻ học được cách ứng xử biết nói lời cảm ơn- xin lỗi, bản thân bậc cha mẹ cần biết tha thứ và có cách ứng xử phù hợp trước việc mắc lỗi của trẻ.
Ứng xử trong cá !important;ch xếp hàng
Hằng ngà !important;y bạn nên tạo cho con thói quen tập thể dục và học cách đi đứng, xếp hàng. Trong tư thế đi cần ngay ngắn, nhẹ nhàng, không kéo lê giày dép để gây tiếng động. Bạn cần hướng dẫn cho con cách đi giày, chánh đi giày trái hoặc lệch đôi. Không vội vàng hấp tấp, vừa đi vừa chạy. Không đi trước mặt người khác, nếu đi qua cần xin phép và cúi đầu, biết nhường đường cho người khác. Đặc biệt trong lớp học phải biết nhường nhịn bạn cùng lớp và tạo thói quen xếp hàng. Bởi xếp hàng không chỉ là cách ứng xử thể hiện sự tôn trọng người khác còn là biểu hiện tính kiên nhẫn cho trẻ.
Dâ !important;n gian có câu “ Học ăn_ Học nói_ Học gói_ Học mở”. Hãy xây dựng cho con bạn những nền tảng ban đầu trong cách ứng xử. Như vậy trẻ mới có thể sớm hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt đẹp nhất!