Whitehouse và các đồng nghiệp đã theo dõi 1.400 trẻ ở độ tuổi thiếu niên từng biết nói muộn khi nhỏ để nghiên cứu về sự phát triển sức khỏe tinh thần của trẻ. Họ phát hiện ra rằng không có sự liên quan giữa biết nói muộn khi nhỏ với sự nhút nhát, chán nản hay hung hăng hơn so với các bạn biết nói sớm hơn.
“Sự chậm trễ về từ vựng khi 2 tuổi không gây ra yếu tố nguy cơ nào cho những rối loạn hành vi hay cảm xúc sau này”, Whitehouse khẳng định trong nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nhi khoa.
Đây là một thông tin giúp xóa tan đi lo ngại của phụ huynh về sự thất bại ngôn ngữ ở những trẻ phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Vì vậy nếu mọi kỹ năng khác của trẻ phải hoàn toàn bình thường, chỉ duy có nói là trẻ chưa bật ra được thì hãy áp dụng cách tiếp cận “đợi và xem” ngôn ngữ trẻ phát triển.
Trước đó, các nghiên cứu đã dẫn tới quan niệm rằng biết nói muộn đi kèm với vấn đề về tâm lý. Và giờ đây Whitehouse khẳng định điều này không thực sự đúng và sự kém quan sát ở những trẻ nói muộn có lẽ là kết quả của sự thất vọng ở trẻ khi chúng muốn cố gắng giao tiếp.
Có khoảng 7-18% trẻ 2 tuổi bị chậm nói. Hầu hết đều bắt kịp bạn bè khi chúng đến trường. “Tuy nhiên, với những trẻ chậm nói hơn nữa thì có thể có vấn đề về tâm lý”, Whitehouse cảnh báo.