1. Cách phát hiện và đánh giá mức độ khi trẻ bị sốt.
- Cách phát hiện: Khi thấy trẻ mặt má đỏ bừng hoặc hơi tái, mắt mất vẻ tinh nhanh, trẻ hay quấy khóc hay mệt mỏi, ngủ nhiều. Sờ trán lòng bàn tay, hoặc chân tay trẻ nóng hoặc lấy má người mẹ áp lên trán của trẻ thấy nóng hơn là trẻ bị sốt. Cách phát hiện chính xác nhất là dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ.
- Cách đo nhiệt độ: Trước khi đo, kiểm tra nhiệt kế, nếu mức thủy ngân của nhiệt kế dưới 360C ta đo ngay. Nhưng nếu mức thủy ngân của nhiệt kế cao hơn 360C, ta phải dùng ngón tay trỏ đặt nhiệt kế có bầu thủy ngân song song, còn các ngón khác giữ nhiệt kế ra và đọc mức thủy ngân ở nhiệt kế.
- Nếu nhiệt độ ở trên 37,50C là trẻ bị sốt.
- Đánh giá mức độ sốt:
+ Khi nhiệt độ từ 37,50C -38,50C là sốt nhẹ.
+ Khi nhiệt độ từ 38,50C – 390C là sốt vừa.
+ Khi nhiệt độ từ 390C-400C là sốt cao.
+ Khi nhiệt độ >400C là sốt rất cao.
2. Nguyên nhân của sốt
Sốt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh, do phản ứng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn, hoặc do bị nóng lạnh đột ngột hoặc do cơ thế có những biến đổi về chuyển hóa..v.v. Nếu sốt nhẹ nhiệt độ không quá 38,50C, chưa gây tác hại cho trẻ mà còn tạo điều kiện tốt cho trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng nếu sốt cao hoặc sốt quá cao sẽ làm cho trẻ mệt mỏi do mất nước, rối loạn điện giải và có thể gây co giật.
Vì vậy khi trẻ bị sốt cần phải tìm nguyên nhân.
Thường có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sốt.
- Sốt do những nguyên nhân thông thường: viêm mũi họng, viêm amydal, sốt do cảm cu, do virus… thường sốt chỉ kéo dài 3-4 ngày trẻ tuy sốt nhưng vẫn tỉnh táo, vẫn ăn uống được và thường kèm theo các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc phát ban …thường là lành tính.
- Sốt còn là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não nhiễm khuẩn huyết…. Trẻ thường sốt cao và rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng khác như rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì,, vật vã hay hôn mêm gọi hỏi không biết… những trường hợn sốt kèm theo các triệu chứng trên rất nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
-
3. Cách xử trí khi trẻ em bị sốt
- Khi trẻ sốt nhẹ nhiệt độ từ 37,50C-38,50C chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt mà chỉ cần cởi bớt quần áo cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Tránh để trẻ ở nơi có gió lùa, tiếp tục theo dõi, 3-4 giờ đo nhiệt độ lại.
- Khi trẻ sốt trên 38,50C cần cởi bớt quần áo, cho mặc quần áo lót mỏng, mềm, thoáng, rộng, giảm nhiệt độ trong phòng, mở cửa, bật quạt (tránh gió lùa), cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn.
Song song với thuốc, dùng thêm khăn bông mềm thấm nước bình thường vắt khô đặt lên trán của trẻ rồi dùng khăn lau 2 hõm nách, 2 bẹn của trẻ hoặc lau người cũng góp phần làm hạ nhiệt độ của trẻ, chú ý không nên dùng nước đá hoặc đá chườm cho trẻ sẽ gây cho trẻ phản ứng không tốt. Cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là nước hoa quả tươi. Tránh tình trạng khi trẻ bị sốt cao lại kiêng gió, nhiều khi càng làm cho trẻ sốt cao hơn, có khi nguy hại đến tính mạng trẻ.
- Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
-
+ Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt sau khi đã xử trí trên 1 ngày vẫn còn sốt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân.
+ Những trường hợp sốt cao dùng thuốc hạ nhiệt và các biện pháp không giảm.
+ Trẻ sốt kèm theo các dấu hiệu như mệt mỏi, li bì, co giật, bỏ ăn không uống hoặc nôn, đau bụng, xuất huyết, rét run, khó thở…
Cần đi khám cấp cứu ngay càng sớm càng tốt
Tóm lại, cần bình tĩnh theo dõi và xử trí. Cho uống thuốc hạ sốt, sau đó cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân. Những trường hợp sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như co giật, không ăn uống …cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế.
Nguồn: Sưu tầm