Cùng tìm hiểu cách xử lý và phóng tránh ngộ độc hóa chất cho bé dưới đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc hóa chất
- Trẻ bị đau họng, buồn nôn và nôn, môi lưỡi đỏ hoặc bị phồng rộp, chảy máu, đau tức thượng vị, đau ở mũi rồi lan ra khắp bụng.
Khi bị ngộ độc hóa chất trẻ sẽ khó thở
- Trẻ khó thở, thở gấp, mặt mũi tím tái, thở cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, có biểu hiện của suy hô hấp. Ngoài ra, trẻ thường rên rít lên do thanh quản bị co thắt.
- Đi kèm với đó là da xanh xao nhợt nhạt, da nổi các vân tím, một số bé bị mất ý thức, hoảng loạn, la khóc, thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh.
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất
Khi phát hiện trẻ gặp một trong những triệu chứng như trên cha mẹ cần tiến hành sơ cấp cứu tại chỗ cho bé với các bước như sau:
Bước 1:
Cho trẻ uống thật nhiều nước, nước có tác dụng làm loãng nồng độ hóa chất có trong hệ tiêu hóa của bé.
Cho bé uống nhiều sữa
Thông thường với những trẻ uống nhầm nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm… chỉ cần cho trẻ uống nhiều nước là có thể giải độc cho bé. Tuy nhiên cần lưu ý nên cho trẻ uống từ từ, tránh uống quá nhanh sẽ khiến trẻ bị sặc, gây nôn ọe không tốt cho sức khỏe của bé.
Bước 2:
Nếu trẻ tỉnh táo không rơi vào hôn mê lúc này cha mẹ nên tìm cách giúp trẻ nôn. Bằng cách dùng từ 200 – 300ml nước muối 0,9% cho bé uống, rồi dùng tay ngoáy họng để kích thích bé nôn ra hóa chất.
Lưu ý với những trẻ bị ngộ độc xăng, acid hoặc baza cha mẹ không được tiến hành gây nôn vì sẽ nguy hiểm cho bé. Mà sau khi cho bé uống nhiều nước nên nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu. Không được dùng than hoạt tính để gây nôn cho bé.
Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể dùng bột gạo, bột mì, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo để cho bé ăn nhằm bảo vệ thành ruột và niêm mạc dạ dày để ngăn không cho hấp thu hóa chất.
Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc kim loại nặng như chì, thủy ngân nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng và sữa hoặc natri sunfat lượng khoảng 4-10g để tạo phản ứng kết tủa nhằm hạn chế chất độc ngấm vào bên trong cơ thể trẻ.
Bước 3:
Tiếp đến cha mẹ cần vỗ về và trấn an tinh thần của bé, giúp bé lấy lại bình tĩnh và tìm hiểu về loại hóa chất mà bé đã uống nhầm hoặc tiếp xúc.
Bước 4
: Nếu sau khi sơ cấp cứu mà trẻ vẫn trong tình trạng khó thở, mạch đập bất thường, bị tụt huyết áp, ra nhiều mồ hôi nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ rửa ruột cho bé.
Cách xử lý khi trẻ chạm vào hóa chất
- Trước tiên nên cởi quần áo bị dính hóa chất của bé ra, sau đó cho bé tắm bằng nước ấm, trong vòng 15 phút nếu bé bị bỏng.
Tắm để làm sạch hóa chất bám trên người bé
- Không dùng dầu, các loại thuốc bôi ngoài da hoặc mỡ để bôi lên vết bỏng của trẻ.
- Nếu chất độc dính vào mắt nên rửa mắt cho bé bằng nước sạch như sau: Mẹ nhỏ vài giọt nước sạch vào hai bên khóe mắt trẻ trong 15 phút và nhắc bé chớp mắt liên tục.
- Sau khi sơ cấp cứu nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra lại sức khỏe để đảm bảo rằng hóa chất không gây hại cho bé còn nữa.
Cách phòng tránh ngộ độc hóa chất cho trẻ
- Cha mẹ nên cất giữ những hóa chất gia dụng ở những nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Với những hóa chất có độc tính cao như dung môi pha sơn, các loại thuốc diệt côn trùng… nên để ở những nơi riêng biệt, khóa cẩn thận.
Cất giữ hóa chất tránh xa tầm với của trẻ
- Không dùng chai đựng nước uống để đựng hóa chất và ngược lại cũng không nên dùng chai đựng hóa chất trước đó để đựng nước.
- Không nên để các loại hóa chất ở những nơi bé vui chơi và không được để trẻ tự chơi một mình.
- Ngăn cấm trẻ không được đến những nơi có chứa hóa chất.
- Các sản phẩm chăm sóc da, tóc, thuốc và các loại vitamin nên cất ở những nơi an toàn, trên cao, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
- Nên ưu tiên mua những sản phẩm tẩy rửa có nguồn gốc thiên nhiên ít độc hại sẽ tốt hơn.
- Cha mẹ tuyệt đối không được gọi tên thuốc là “kẹo” hoặc uống thuốc trước mặt bé. Vì trẻ nhỏ thường thích bắt chước người lớn.