Cha mẹ phá !important;t hiện càng sớm viêm tai giữa, trẻ càng có cơ hội được điều trị kịp thời và không phải trải qua những cơn đau dữ dội.
Viê !important;m tai giữa cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ em. Nó thường ít nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên nó lại đặc biệt rất nguy hiểm khi gặp biến chứng. Mặt khác, ở các giai đoạn khởi phát và và toàn phát, trẻ sẽ bị những cơn đau đớn hành hạ dẫn đến bị ốm yếu, sút cân và nhiều hệ lụy khác. Vì vậy các bậc cha mẹ rất cần chú ý đến căn bệnh này và chữa trị cho trẻ theo đơn chỉ định của bác sĩ.
Viê !important;m tai giữa cấp tính là bệnh thường xuất hiện sau viêm VA mũi cấp. Thông thường, bệnh này không nguy hiểm. Bệnh có thể diễn biến trong khoảng vài ngày đến 1 tuần rồi tự khỏi. Nhưng có những trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới thủng màng nhĩ, chảy mủ tai, ảnh hưởng tới chất lượng sống sau này (giảm thính lực). Tuy nhiên, bệnh này có liên quan, hoặc là hệ quả trực tiếp đến các căn bệnh về hô hấp, nên dễ gây nhầm lần và khó phát hiện cho các bậc phụ huynh. Vì vậy, để phát hiện căn bệnh này và phân biệt với những bệnh thông thường trên, phụ huynh cần chú ý: Bệnh thường xuất hiện sau vài ngày trẻ bị viêm đường hô hấp, viêm mũi họng, cúm, sởi, viêm amidan, u vòm họng. Khi hết các bệnh trên mà trẻ vẫn khó chịu, gây gổ, quấy khóc, trẻ vò đầu bứt tai, khóc thét khi kéo vành tai trẻ, cha mẹ nên nghĩ tới khả năng trẻ bị viêm tai giữa.
Giai đoạn 1-khởi phá !important;t (chưa có mủ trong màng nhĩ)
Đau tai là !important; một biểu hiện quan trọng của bệnh. Lúc đầu, tai có thể bị ngứa, tức tức, sau đó sẽ bị đau dữ dội từng cơn. Khi khám, bác sĩ sẽ thấy màng nhĩ bị sung huyết ở góc sau hoặc ở dọc cán xương búa, hoặc ở vùng màn chùng (Shrapnell).
Giai đoạn 2 (thời kỳ ứ mủ và !important; vỡ mủ)
Khi ứ mủ, trẻ có !important; thể sốt cao 39 – 40 độ kéo dài, thể trạng mệt mỏi, quấy khóc, có thể kèm theo co giật. Trẻ sẽ bị đau tai dữ dội và ngày càng tăng. Đau sâu trong tai, đau theo nhịp đập của tim, đau lan ra vùng thái dương và tai sau, làm trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tay hay sờ ngoáy vào tai. Ở hài nhi, trẻ có thể bị kèm theo rối loạn tiêu hóa, đi phân sống, ỉa chảy, nôn trớ, đầy bụng. Lúc này, khi khám, toàn màng nhĩ tấy đỏ, không nhìn thấy cán xương búa, mấu ngắn cán xương búa và nón sáng. Ở mức độ nặng hơn, màng nhĩ phồng lên như mặt kính đồng hồ. Điểm phồng nhất thường khu trú ở phía sau. Khi khám mũi họng, trẻ đang có viêm mũi họng cấp tính.
Thời kỳ vỡ mủ, cơn đau sẽ hết, nhiệt độ toà !important;n thân giảm, bé hết quấy khóc, hết rối loạn tiêu hóa và chịu chơi. Nhưng lỗ tai thì đầy mủ. Cha mẹ sẽ nhẹ nhàng vì thấy con đỡ đau, đỡ quấy khóc hơn. Thực ra đây chính là giai đoạn chuyển sang mạn tính. Khi lau sạnh sẽ thấy ống màng nhĩ bị rách. Lỗ thủng sẽ khác nhau tùy theo màng nhĩ có được trích rạch hay không. Nếu được chích rạch bởi bác sĩ, thì lỗ thủng sẽ rộng, ở sau dưới màng nhĩ sẽ hết phồng. Nếu không được trích rạch và để tự vỡ, lỗ thủng sẽ ở bất kỳ chỗ nào.
Nếu trẻ biết nó !important;i thì thật đơn giản, trẻ sẽ nói cho bố mẹ biết. Với trẻ chưa biết nói, hãy quan sát trẻ có hay quấy khóc, bỏ bú, hay đưa tay lên tai và kéo. Nếu chạm vào tai đó hay lúc lắc đầu, trẻ sẽ khóc gắt lên vì chạm vào chỗ đau. Trẻ có thể bị nôn ói, tiêu chảy hay sốt cao 39-40 độ, màng nhĩ bị sung huyết đỏ và sưng lên.
Khi trẻ có !important; những triệu chứng này, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ. Nếu sau vài ngày mà trẻ không có biểu hiện lành bệnh phải đi khám bác sĩ ngay. Khi tai trẻ bị chảy máu mủ, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện. Bởi đây là biểu hiện của việc bị thủng màng nhĩ. Khi thủng màng nhĩ, trẻ sẽ bớt đau nhưng không có nghĩa là bệnh sẽ giảm mà còn dễ chuyển sang những biến chứng nặng nề.
Tó !important;m lại, khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân, khi trẻ vừa bị các bệnh hô hấp, cúm mà vẫn bị tiêu chảy, nôn, quấy khóc… thì cần đưa trẻ đi khám kỹ càng về tai mũi họng để được phát hiện và điệu trị kịp thời bệnh viêm tai giữa.