1. Trẻ em thích ăn gì? Tìm hiểu món ăn trẻ yêu thích
Để giúp trẻ không bị biếng ăn thì cha mẹ cũng không nên ép buộc hay dùng những lời nói để bắt trẻ phải ăn khi bé không muốn, thay vào đó nên tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục vấn đề từ gốc rễ. Trong bữa ăn hằng ngày thì nên có ít nhất một món ăn bé thích để kích thích thèm ăn, có thể do trẻ lựa chọn món ăn mà mình thích. Cha mẹ cũng nên cho trẻ biết được vai trò của thức ăn là cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để từ đó trẻ có thể lựa chọn món ăn mình thích và tốt cho sức khỏe. Những loại thức ăn vặt khác như bánh kẹo, khoai tây chiên... trẻ vẫn có thể ăn trong một số ít dịp đặc biệt nên cha mẹ cũng không nên quá hà khắc về vấn đề này.
2. Cách nào kích thích ăn cho bé?
Trẻ biếng ăn không phải là tình trạng hiếm gặp ngày nay ở những gia đình có con nhỏ, khiến không ít bậc phụ huynh phải lo lắng và bận tâm về vấn đề này. Để khắc phục tình trạng này thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương pháp kích thích trẻ biếng ăn phù hợp nhất.
Để giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ thì cha mẹ có thể thực hiện những biện pháp như sau:
- Luôn cho trẻ ăn sáng và không bỏ qua bữa ăn quan trọng này vì nó là nguồn dinh dưỡng cần thiết của một ngày, giúp trẻ không bị mệt mỏi và thực hiện được nhiều hoạt động trong ngày. Bữa ăn sáng cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, từ đó dần dần sẽ giúp trẻ giảm đi sự biếng ăn.
- Cho trẻ uống nước trước ăn khoảng 30 phút, không nên cho uống nước quá gần giờ ăn vì sẽ làm cho trẻ có cảm giác no nên không muốn ăn.
- Nếu cho trẻ ăn vặt thì cần lựa chọn những loại thực phẩm ăn vặt tốt cho sức khỏe của trẻ, điển hình như những loại ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng tốt cho bé.
- Không nên cho trẻ uống sữa quá nhiều vì sữa sẽ làm trẻ no, không muốn ăn những loại thức ăn khác nữa.
- Lựa chọn và chuẩn bị những loại thực phẩm mà trẻ yêu thích là cách để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Sau khi sức ăn của trẻ khá hơn trước thì lúc này có thể thêm vào những món ăn khác để giúp trẻ đa dạng trong khẩu vị.
- Cho trẻ ăn sữa chua để kích thích sự thèm ăn và hệ tiêu hóa được hoạt động một cách khỏe mạnh.
- Không cho trẻ ăn những thức ăn có mùi vị quá nặng như những loại gia vị hoặc thức ăn có mùi nồng.
- Một số loại gia vị từ thiên nhiên giúp trẻ thèm ăn hơn đó là rau quế,rau mùi, rau thì là...
- Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ để giúp trẻ tiêu hao nhiều năng lượng hơn, từ đó sẽ tăng cảm giác đói sau khi luyện tập.
- Bổ sung kẽm cho bé thông qua những loại thực phẩm như hạt điều,bí ngô, hải sản...
- Bổ sung những loại men vi sinh để ngăn chặnrối loạn tiêu hóa của trẻ, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột trong đó có vi khuẩn có lợi để giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn của mình.
- Nếu trẻ biếng ăn trong thời gian dài và áp dụng những biện pháp trên không hiệu quả thì cha mẹ có thể đưa trẻ đến khám tại các khoa dinh dưỡng để bác sĩ điều trị có thể chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây ra biếng ăn, từ đó có chỉ định dùng thuốc phù hợp. Đặc biệt, nhưng trẻ bị biếng ăn kèm theotiêu chảy, nhiễm trùng, trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, nhẹ cân thì cần phải dùng thuốc và thực phẩm chức năng để bổ sung thêm. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng thuốc biếng ăn hoặc phụ thuộc vào nó mà cần có chỉ định rõ ràng của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.
Một số lưu ý về chọn thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng đó là:
- Thuốc hay sản phẩm cần chứa nhiều vitamin, khoáng chất, axit amin, kẽm, lysine...
- Những loại thuốc này cần có nguồn gốc minh bạch rõ ràng, hạn sử dụng là điều quan trọng.
- Có thể sử dụng thực phẩm trong hay ngoài nước đạt chất lượng và an toàn cho trẻ.
Ngoài ra, bé cũng cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường sức đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho con dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.