Vì sao biếng ăn hay xảy ra ở trẻ độ tuổi từ 1 đến 6?
Giai đoạn 1-6 tuổi là khoảng thời gian có nhiều sự thay đổi về cả thể chất, tính cách và tâm lý nên trẻ thường có biểu hiện biếng ăn vào thời điểm này. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có sự phát triển ý thức nhận biết, tò mò với thế giới xung quanh, răng bắt đầu mọc nhiều hơn, đi lớp, được tiếp xúc với cô giáo dạy trẻ, bạn bè. Thời gian này, trẻ ở nhà với bố mẹ và ông bà ít, bị tác động từ bên ngoài nhiều hơn, bắt đầu hình thành tính cách thích hoặc không thích cái gì đó nên khẩu vị của trẻ cũng có thể thay đổi và dẫn đến biếng ăn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ 1-6 tuổi mà cha mẹ cần biết.
- Khẩu vị của trẻ: Trước giai đoạn 1 tuổi, bạn nấu món gì, nhạt hay mặn trẻ cũng vẫn sẽ ăn. Thế nhưng sau 1 tuổi, vị giác đã phát triển, trẻ có thể thích ăn thịt nhưng lại cực ghét ăn cá hay các thực phẩm tanh hoặc ngược lại. Hay một số trẻ lại không thích ăn rau mà thích các loại củ quả hơn. Một vài trẻ lại thích ăn hơi mặn trong khi những đứa trẻ khác lại thích vị ngọt và cảm giác ngậy. Bởi vậy, nếu cha mẹ không chú ý quan sát sẽ không thể phát hiện được nguyên nhân này từ đó ngày này qua ngày khác chế biến những món ăn không hợp khẩu vị của trẻ và dẫn đến biếng ăn.
- Bệnh lý tại khoang miệng: Mọc răng, viêm lợi, nhiệt miệng,... đều là những nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ 1-6 tuổi. Chúng gây đau đớn, khiến trẻ khó chịu, gây khó khăn trong việc nhai nuốt.
- Bệnh lý toàn thân: Các bệnh của hệ hô hấp, chuyển hóa, bẩm sinh,... khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
- Bệnh rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột: Trẻ hay đau bụng, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống,... luôn có cảm giác khó chịu, không muốn ăn.
- Thói quen và giờ giấc ăn uống thất thường: Ăn uống hình thành như một thói quen, cơ thể sẽ sinh ra cảm giác đói nếu vào một khung giờ nhất định. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu cho trẻ ăn bữa sáng vào lúc 8 giờ và bữa chiều vào lúc 12 giờ, cơ thể trẻ phản xạ theo thói quen, tạo ra cảm giác đói và thèm ăn. Nhưng nếu bạn thay đổi giờ ăn thất thường, không cố định sẽ khiến trẻ biếng ăn, không có cảm giác đói.
- Trẻ không tập trung khi ăn: Rất nhiều cha mẹ dùng tivi, điện thoại, đồ chơi, bế đi ăn rong để làm con mải xem, chơi mà ăn nhiều hơn. Điều này không tốt bởi sẽ khiến trẻ không tập trung vào việc ăn hay quên cảm giác thèm ăn. Lâu dần việc này có thể gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.
- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6), kẽm, magie, taurine,... sẽ làm giảm bài tiết enzyme tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, biếng ăn.
- Không khí bữa ăn căng thẳng: Một số cha mẹ không đủ kiên nhẫn khi thấy con ăn chậm nên đã quát tháo, dọa nạt, cố nhồi nhét khiến trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn và dẫn đến biếng ăn.
Vì sao trẻ 1-6 tuổi biếng ăn?
Bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn chậm tăng cân? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số Tổng đài tư vấn miễn cước 18006214 để được tư vấn về tình trạng cũng như giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
Trẻ biếng ăn phải làm sao để cải thiện hiệu quả, nhanh chóng?
Trẻ biếng ăn lâu ngày nếu không có biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi, chậm phát triển trí tuệ. Bởi vậy, rất nhiều cha mẹ thắc mắc khi trẻ biếng ăn phải làm thế nào để cải thiện nhanh chóng, hiệu quả? Trả lời cho vấn đề này, trước tiên cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu căn nguyên, đồng thời thực hiện một số biện pháp sau:
- Điều trị triệt để các bệnh lý nguyên nhân: Ví dụ nếu trẻ biếng ăn do bệnh nhiễm khuẩn, virus, cha mẹ cần điều trị triệt để các bệnh lý này. Nếu trẻ đang mọc răng, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ hàng ngày, đồng thời massage nhẹ nhàng vùng nướu giúp giảm đau nhức, sau vài ngày tình trạng biếng ăn sẽ được cải thiện.
- Tuyệt đối không ép, quát mắng, dọa nạt trẻ: Nếu thấy trẻ có biểu hiện không muốn ăn, hãy cho con ăn theo nhu cầu của trẻ, không để bữa ăn kéo dài quá 30 phút, không dọa nạt, quát tháo, nhồi nhét bằng mọi cách tạo tâm lý sợ hãi cho trẻ.
- Chia nhỏ bữa ăn: Đây là việc làm cần thiết khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, bạn nên chia nhỏ thành 4-6 bữa ăn mỗi ngày để trẻ không cảm thấy ngán ngẩm, sợ hãi khi đến bữa ăn.
- Luôn tạo không khí vui vẻ, hòa nhã trong suốt bữa ăn, để con không cảm thấy áp lực mỗi khi ăn.
- Không cho trẻ ăn vặt hoặc uống nhiều nước trước khi ăn: Việc này sẽ khiến trẻ có cảm giác no, không còn hứng thú với bữa ăn.
- Không cho trẻ dùng điện thoại, đồ chơi, xem tivi, ipad hay bế đi ăn rong. Điều này sẽ khiến trẻ sao lãng với bữa ăn, mất cảm nhận về món ăn.
Không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi
Top 5 cách chữa biếng ăn cho trẻ độ tuổi từ 1-6
Bên cạnh các biện pháp nêu trên, còn có 5 cách chữa trẻ biếng ăn độ tuổi từ 1-6 tuổi được nhiều mẹ áp dụng và cho hiệu quả tốt:
Luôn có ít nhất 1 món trẻ thích trong mỗi bữa ăn
Với trẻ biếng ăn, đôi khi cha mẹ phải chiều theo sở thích của trẻ. Mẹ hãy chấp nhận nấu món trẻ thích thường xuyên hơn là ép chúng ăn những món mà mẹ cho là nó nhiều dinh dưỡng. Nếu mẹ muốn tập cho trẻ ăn các món mới, hãy nấu vào buổi sáng. Đây là khoảng thời gian trẻ có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới. Khi trẻ đã chịu ăn, bạn có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc tối và chế biến món mới khác vào bữa sáng tiếp theo. Lưu ý đối với các bữa chính, luôn duy trì ít nhất 1 món mà trẻ thích để kích thích cảm giác thèm ăn.
Xây dựng thực đơn đa dạng và trình bày đẹp mắt
Đa dạng về thực phẩm, cách chế biến sẽ khiến trẻ không cảm thấy nhàm chán. Bên cạnh đó, mẹ hãy cố gắng bày biện các món ăn sao cho thật bắt mắt với màu sắc và hình thù đa dạng để kích thích thị giác, khơi dậy tò mò giúp trẻ ăn tốt hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý đảm bảo mỗi bữa ăn vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Bởi các vitamin cùng khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Ví dụ như kẽm đã được chứng mình là có tác dụng kích thích sự thèm ăn. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, cá và nhiều loại rau có màu xanh đậm, cha mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm này trong mỗi bữa ăn của con.
Xây dựng thực đơn đa dạng, trình bày đẹp mắt
Bé nhà bạn đang gặp phải tình trạng biếng ăn chậm tăng cân? Bạn muốn chuyên gia của chúng tôi gọi lại tư vấn. Vui lòng để lại thông tin liên hệ dưới đây!
Cho trẻ cùng vào bếp chuẩn bị thức ăn, ngồi cùng bàn ăn với cả gia đình
Trẻ từ 1-6 tuổi rất thích đưa ra quyết định mình sẽ ăn gì. Bạn hãy trao đổi cùng trẻ muốn ăn gì vào bữa kế tiếp, sau đó hãy cùng trẻ chế biến thức ăn. Bạn có thể nhờ trẻ lấy một số vật dụng, nhặt rau, rửa rau, dọn bàn ăn cho cả nhà,... Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy hứng thú với bữa ăn, muốn thử thưởng thức thành quả của mình.
Cha mẹ cũng nên ăn uống đúng giờ, cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình, bởi trẻ rất thích bắt chước hành động của người khác. Bạn có thể ăn một món nào đó và thốt lên khen ngợi, trẻ sẽ tò mò và muốn ăn thử món ăn đó. Hơn nữa, việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Khuyến khích trẻ vận động đầy đủ
Trẻ ít vận động cũng thường có biểu hiện biếng ăn. Bạn nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao hàng ngày để tiêu hao nhiều năng lượng, thúc đẩy nhu động ruột, tạo cảm giác đói, ăn ngon và tăng cường sức đề kháng. Với những trẻ nhỏ, bạn có thể massage toàn thân giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng biếng ăn.
Bổ sung lợi khuẩn
Trong đường ruột có rất nhiều vi khuẩn cư trú gồm cả vi khuẩn có lợi lẫn có hại. Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và hoạt động bình thường có tỷ lệ lợi khuẩn ở mức trên 85%, hại khuẩn chỉ khoảng 15%. Nếu vì lý do nào đó khiến tỷ lệ này thay đổi, hại khuẩn nhiều hơn mức cho phép sẽ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên, hệ tiêu hóa cũng như đường ruột không còn làm tốt chức năng. Từ đó, gây ra những vấn đề rối loạn tiêu hóa như: Táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, biếng ăn, hấp thu kém,...
Bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp tỷ lệ vi khuẩn ở đường ruột luôn cân bằng, ngăn ngừa chứng biếng ăn, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu,... Theo các chuyên gia, tốt nhất nên bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis bởi loại vi khuẩn này có tính ổn định cao, tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt. Bacillus subtilis có khả năng tạo bào tử nên có thể tồn tại được trong các điều kiện môi trường thiếu dinh dưỡng, có các chất độc hại và nhiệt độ cao… không bị acid và các men tiêu hóa ở dịch vị dạ dày phá hủy. Ở ruột, bào tử phát triển thành thể hoạt động, giúp cân bằng hệ vi sinh có lợi trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa. Bacillus subtilis có thể sản sinh ra các enzyme tiêu hóa: Amylase, protease, cellulose … giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, Bacillus subtilis còn có khả năng tiết ra các chất kháng sinh sinh học có tác dụng ức chế, cạnh tranh sự phát triển và tiêu diệt một số loài vi khuẩn gây bệnh.
Bổ sung lợi khuẩn Bacillus subtilis giúp cải thiện biếng ăn
Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?
Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì cũng là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê những nhóm chất cha mẹ cần lưu ý bổ sung cho trẻ biếng ăn càng sớm càng tốt. Bởi điều này không chỉ giúp mẹ thay đổi được tình trạng biếng ăn, mà còn giúp cải thiện thể chất, phát triển trí tuệ và đẩy lùi nguy cơ suy dinh dưỡng.
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B bao gồm B1, B2, B3, B12... giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phát triển hệ thần kinh, duy trì quá trình trao đổi chất và đặc biệt là, góp phần kích thích sự thèm ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Vitamin B là nhóm vitamin tan trong nước nên không tích trữ trong cơ thể nếu bổ sung quá mức, chúng sẽ được đào thải ra ngoài qua được nước tiểu. Do đó, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ một lượng vitamin nhóm B nhất định cho con mỗi ngày để tránh thiếu chất này. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung vitamin B cho con bằng các thực phẩm như: Bánh mì, khoai tây, các loại đậu, hạt, chuối, đậu lăng, tiêu, cá ngừ, trứng, ngũ cốc và bột yến mạch, ức gà, nước ép cà chua...
Bổ sung vitamin nhóm B giúp cải thiện biếng ăn ở trẻ
Kẽm
Kẽm là thành phần không thể thiếu trong quá trình cải thiện tình trạng biếng ăn, kích thích cảm giác thèm ăn, cũng như phục hồi sức khỏe toàn trạng của trẻ. Bởi đây là thành phần có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải axit nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống. Bởi vậy khi thiếu hụt kẽm, hoạt động của các cơ quan như: Hệ tiêu hóa, thần kinh trung ương, da và niêm mạc, vị giác, khứu giác… sẽ đều bị ảnh hưởng, dẫn đến biếng ăn, chậm phát triển chiều cao và cân nặng, dậy thì muộn,...
Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu kẽm khác nhau. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với trẻ dưới 12 tháng tuổi cần khoảng 5mg kẽm mỗi ngày. Với trẻ 1-10 tuổi cần 10mg kẽm mỗi ngày. Đặc biệt, kẽm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng nên dễ bị thiếu, nếu không cung cấp đầy đủ qua chế độ ăn. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung kẽm qua chế độ ăn hàng ngày bằng các thực phẩm như: Lúa mì, yến mạch, các loại hạt, giá đỗ, đậu nành, tôm đồng, lươn, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, hàu, sò,...
Lưu ý, không tự ý mua kẽm dạng thuốc uống liều cao một lúc dễ gây ngộ độc kẽm, đau bụng, nôn mửa,...
Chất xơ
Thiếu chất xơ sẽ khiến trẻ bị táo bón. Khi bị táo bón kéo dài, trẻ sẽ có biểu hiện hay quấy khóc, cáu kỉnh, khó tính,... do chất độc ứ đọng trong cơ thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đồng thời, chất xơ cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, vì vậy sẽ tăng cảm giác ngon miệng. Cha mẹ nên bổ sung chất xơ hòa tan (prebiotic) có tính mềm và dính, có thể hấp thụ nước và trở thành một chất dạng gel bền trong đường tiêu hóa, sẽ giúp làm mềm phân, để phân có thể di chuyển trong đường tiêu hóa dễ dàng hơn. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan có thể làm tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa.
Lysine
Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, chuyển hóa tốt, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu canxi, ngăn cản sự bài tiết chất khoáng này ra ngoài cơ thể, nên có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Tuy nhiên, lysine dễ bị phá hủy khi chế biến, đun nấu thức ăn, vì vậy cha mẹ cần lưu ý cách chế biến đối với các loại thực phẩm giàu lysine. Một số thực phẩm giàu lysine đó là: Trứng, thịt, cá, sữa đậu nành…
Nguồn: ST