Các căn bệnh này không khó chữa và thường không kéo dài nhưng sẽ làm giảm sức đề kháng, khả năng chống chọi bệnh tật của bé. Về lâu dài có thể chuyển biến sang các căn bệnh nặng hơn như viêm phổi.
Trước tình trạng này, mẹ cần có thông tin về những biện pháp phòng tránh bệnh tật giao mùa cho con:
Môi trường sống
Môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng là yếu tố cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung. Đối với những môi trường tối tăm, bụi bẩn dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, xâm nhập vào cơ thể con qua đường tiếp xúc da, ăn uống, hít thở.
Ngoài ra, nên tránh cho con tiếp xúc với những nơi quá bụi bẩn, ẩm thấp, chỗ đông người hay cạnh người đang mắc bệnh truyền nhiễm. Nếu bắt buộc phải đến nơi đông người, cần có những biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang.
Vệ sinh thân thể và đường ăn uống
Vệ sinh thân thể như tay, chân là vô cùng cần thiết trong thời điểm giao mùa để tránh việc trẻ mắc bệnh, đặc biệt là khi con vừa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc với những người mắc bệnh.
Các mẹ cần lưu ý:
- Phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch
- Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
- Cho trẻ ăn chín, uống chín, không cho ăn thức ăn đã hâm đi hâm lại nhiều lần hoặc để quá lâu ngoài trời.
- Không ăn chung muỗng chén
- Nấu sôi hoặc ngâm dung dịch Chloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, dung dịch Chloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng
Trong một số thực phẩm ngoài thành phần dinh dưỡng thông thường còn chứa nhiều chất giúp tăng đề kháng, phòng chống bệnh tật cho trẻ nhỏ. Vì thế, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm ấy để đưa vào thực đơn ăn hàng ngày cho con.
Khoai lang: Khoai lang chứa nhiều calories, beta-carotene, vitamin vừa giúp tăng cường miễn dịch lại có thể chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ hệ miễn dịch chống lại những nhiễm trùng do vi khuẩn và virus gây ra cũng như chống ung thư.
Sữa chua: Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic, có tác dụng giúp bé cải thiện hệ tiêu hóa và chống lại bệnh tật.
Quả óc chó: Một nghiên cứu nhỏ cho thấy quả óc chó giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em.
Nấm: Hầu hết các loại nấm đều có khả năng giúp bé tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, hạn chế mắc bệnh cảm lạnh vì chứa nhiều vitamin D và chất chống oxy hóa.
Tỏi: Thành phần allicin trong tỏi có tác dụng chống nhiễm trùng, ngăn ngừa sự tấn công của vi vào cơ thể.
Súp lơ: Súp lơ trắng và súp lơ xanh đều chứa rất giàu vitamin A, vitamin c, c anxi giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
Cà chua: Cà chua đỏ rất giàu chất lycopene có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ.