Biết cách chơi phù hợp với con trẻ trong những năm tháng đầu đời sẽ góp phần giúp bé phát triển thể chất và trí tuệ tốt hơn. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM từ lúc mới sinh cho đến 2 tuổi, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chơi đùa cùng bé:
Cách chơi với trẻ từ 0 đến 6 tháng
Trẻ 8 tuần đầu (1,5 tháng) thường giao tiếp với cha mẹ và người thân bằng cách cười, dùng âm thanh gừ gừ và rít rít trong họng. Lúc này cha mẹ cần:
- Tập giao tiếp với con: Nói chuyện, túc tắc, hát ru, chú ý giao tiếp bằng mắt (nhìn vào mắt bé), thay đổi hướng âm thanh để bé nhìn theo.
- Tập cho bé nhìn, nghe: Dùng đồ chơi có màu sắc tương phản mạnh (màu đen, đỏ, trắng). Lục lạc vừa có màu vừa có âm thanh.
Thời điểm này bé có thể nhìn xa hơn nhưng chỉ cần để xa khoảng 25-30 cm di chuyển sang trái phải, lên xuống, vòng tròn để bé nhìn theo. Lưu ý phải tập vừa nghe và nhìn bằng cách cầm lục lạc có màu vừa lắc vừa di chuyển để trẻ nghe và nhìn theo.
- Tập cho bé cầm nắm ngón tay, tóc, mũi của người thân. Cầm đồ chơi, sao khi di chuyển để đúng tầm với của bé để bé với, bé đang cầm một vật dùng một khác dụ bé để bé bỏ vật cũ và chơi với vật mới.
- Tập cho bé gặm đồ chơi sạch và đủ lớn để nuốt không sặc như lục lạc, đồ chơi cho bé gặm bán sẵn.
- Tập tư thế: Cha mẹ cho bé nằm trên bụng mình mặt đối mặt và nói chuyện với bé. Lúc thay tã, thay quần áo là lúc thử cho bé nằm sấp, tập lật, xoay và quan sát. Khi bé đã đủ lớn, hãy cho vừa nằm sấp vừa chơi đồ chơi hay gương soi an toàn. Khi nằm ngửa, hãy nâng ngón chân bé một cạc nhẹ nhàng hướng về miệng trẻ.
Cách chơi với trẻ từ 6 đến 12 tháng
Trẻ 9 tháng đã biết ấn nút các đồ chơi tạo ra âm thanh. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý phát huy khả năng vận động các ngón tay của con.
- Tập giao tiếp: Nói chuyện, thay đổi câu và cường độ giọng nói của bạn để bé tập biểu cảm khuôn mặt, tập bắt chước các động tác của phụ huynh, tập nhận biết các cơ quan trên người, tập nói từng từ.
- Tập nhìn tập nghe bằng cách mẹ hát, nghe nhạc tìm loại nhạc bé thích, di chuyển đồ vật ra phía sau xong ra trước mặt bé, che mặt phụ huynh xong mở ra.
- Tập cầm nằm bằng cách cho con chơi với trống lắc kêu (chú ý không cho bé ngậm vào hạt đầu dây), lăn banh, bỏ banh vào hộp (nên dùng banh vải)
- Tập vị giác: bé bắt đầu ăn dặm nên tập khẩu vị cho con bằng cách cho bé nếm nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Tập ngồi, tập bò, 10 tháng tập chựng.
Cách chơi với trẻ từ 1 đến 2 tuổi
Trẻ 15 tháng đã có thể đi chơi với ông bà, biết dùng cơ thể để biết phân biệt cao - thấp, lên - xuống.
- Tập vận động: Leo trèo trên gối; nhún nhảy trên nệm, chui qua hộp carton lớn; bò hay chạy theo theo banh nhiều kích cỡ (lăn banh tới lui); mang vật nhẹ và kích thước dễ cầm; đẩy xe đủ nặng (loại xe tạo ra âm thanh càng tốt) vì xe nhẹ quá bé sẽ bị ngã chúi đầu, rất đau.
- Tập khám phá: Lật sách có nhiều hình; phân biệt màu và hình vuông, tròn tam giác (1,5 -2 tuổi); cho trẻ chơi nhạc cụ, điện thoại bàn đồ chơi, ráp hình từ 5 miếng trở lại; thú nhúng nhẹ tạo âm thanh và không có bàn đạp; bật tắt máy có âm thanh; tập ngồi chơi với ghế và bàn phù hợp với kích cỡ của bé.
- Tập giao tiếp: Cho bé soi gương; giả nói chuyện qua điện thoại và búp bê; chơi trốn tìm, dạy trẻ thực hiện từ 1 việc rồi đến 2 việc; tập chào, tập cám ơn, tập "ạ".