Gần đây, một giám đốc trường mầm non gọi cho tôi, để hỏi về cách làm thế nào đào tạo được đội ngũ giáo viên cho trường. Bà giám đốc muốn cải tiến chương trình của trường thành một chương trình dựa trên nền tảng "Kích thích khả năng giải quyết vấn đề". Trước khi trả lời, tôi đưa ra một số câu hỏi cho bà: đâu là những vấn đề thiết yếu cần phải thay đổi trong môi trường giáo dục hiện có của trường, để hướng tới phương pháp giảng dạy "Kích thích khả năng giải quyết vấn đề"? các giáo viên của bạn sẽ phản ứng như thế nào với những thay đổi đó? Bà đã trả lời rằng một số giáo viên đã làm việc với trường tới 20 năm và chưa bao giờ thay đổi một chút gì môi trường lớp học.
Thay đổi vì mục đích cần phải thay đổi không mang lại bất cứ lợi ích chính đáng nào, dù cho mọi người đều cần phải thay đổi theo thời gian. Thay đổi mang lại sự kích thích, sự thách thức, thậm chí sự thú vị cho một chương trình, miễn là sự thay đổi phải đem tới những điều tốt hơn và không quá quyết liệt tới mức làm rối trí trẻ. Tốt hơn hết, sự thay đổi phải có tiềm năng tạo ra những kinh nghiệm học tập ý nghĩa hơn cho cả giáo viên và trẻ.
Hãy nhìn vào môi trường của bạn từ một góc nhìn khác. Lúc đó thậm chí, bạn có thể sẽ muốn phát triển môi trường học tập ở trường theo một danh sách dài liệt kê những điều cần cải thiện. Môi trường của trường đã lấy trẻ làm trung tâm? Nó có tạo cho trẻ biết cách giải quyết những vấn đề riêng của mình, đưa ra những quyết định, chấp nhận rủi ro, và học thông qua những kinh nghiệm thực hành? Môi trường học tập có kích thích sáng tạo, chơi, tương tác xã hội bằng cách cung cấp một thời lượng lớn thời gian, không gian và sự riêng tư? Hầu hết những đồ chơi và học liệu (bao gồm cả nghệ thuật) có ở trong phạm vi tầm với của tất cả các trẻ, bất kể lứa tuổi chúng? Nếu câu trả lời là không, đã đến lúc cần nghĩ cách đem tới cho môi trường của bạn sức sống mới và mở rộng nó ra để đáp ứng nhu cầu phát triển, khát vọng và sự tò mò của trẻ trong ngôi trường của bạn.
Tại sao một số giáo viên lại phản đối sự thay đổi này?
Nhiều người tin rằng bằng sự có sẵn nguyên vật liệu cho các mức độ của trẻ sẽ gây ra các vấn đề không tốt. Họ hình dung ra những sự lộn xộn của màu vẽ, của keo dán, của những mảng lắp ghép rơi vãi khắp trên sàn nhà, và cát - nước vương dính khắp phòng. Một số trong những lo lắng này có thể thực sự xảy ra lúc đầu, nhưng dù tin hay không, chúng ta có thể dạy cho những đứa trẻ nhỏ nhất trách nhiệm khi sử dụng những loại học liệu này, và một khi chúng đã học được cách cẩn thận sử dụng đồ dùng học liệu, những hành vi của chúng sẽ được cải thiện đáng kể. Một số hành vi không phù hợp, thậm chí là việc gây gổ, hầu hết đều do thiếu sự kích thích và phong phú của môi trường hoạt động.
Mặc dù tôi cũng đã gặp phải sự phản đối từ nhiều giáo viên, nhưng họ vẫn ở lại tham gia vào chương trình cải cách; và sau khi sử dụng môi trường "Kích thích khả năng giải quyết vấn đề", họ không bao giờ còn muốn trở lại phương pháp cũ. Thay đổi luôn đem tới sự khó khăn trong chừng mực nào đó, nhưng khi thấy được những kết quả tích cực, những bực bội của bạn sẽ nhanh chóng biến mất. Môi trường ảnh hưởng tới hành vi trẻ nhỏ sâu sắc đến nỗi, dù lớp học của bạn không trở thành một thiên đường, nhưng nó sẽ vui vẻ hơn, không gian trở nên hữu ích hơn, trẻ cảm thấy thân thuộc, và bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc.
Nhận trách nhiệm thay đổi
Thay đổi không chỉ đơn giản là di chuyển và sắp xếp lại mọi thứ. Hãy thiết lập mục tiêu và duy trì trọng tâm. Nếu mục tiêu của bạn là để sử dụng tốt hơn môi trường "Kích thích khả năng giải quyết vấn đề", hãy cung cấp nhiều sự lựa chọn và giải pháp thay thế, nhờ vậy trẻ có thể tự giải quyết những vấn đề của bản thân một cách triệt để. Mỗi loại đồ vật nên có nhiều hơn so với nhu cầu bình thường, nhờ thế bạn có thể khuyến khích sự thương lượng khi có một xung đột xảy ra liên quan tới đồ chơi. Điều này là cần thiết đặc biệt với trẻ mới chập chững biết đi.
Bài báo này không thể cung cấp tất cả thông tin hay ý tưởng cần thiết cho một sự thay đổi môi trường học tập cần thiết, nhưng bạn có thể bắt đầu thay đổi với một danh sách khuyến nghị kèm theo sau đây.
Hãy hình dung bản thân bạn ở mọi vị trí trong trường, và quan sát kỹ trẻ chơi. Quan sát hiệu quả là chìa khóa để tạo ra môi trường "trẻ làm được những gì trẻ làm". Bạn phải xem xét tới mọi người tại tất cả các thời điểm để không quấy rầy xen ngang vào khi trẻ chơi, đồng thời giáo viên có thể tiếp cận một cách nhanh chóng khi có vấn đề cần được hướng dẫn. Một trong những vai trò của giáo viên chúng ta là việc dạy cho trẻ làm thế nào để lấy đồ chơi và cất đồ chơi. Điều này có thể lấy mất nhiều thời gian lúc đầu, nhưng càng về sau càng giảm đi, cho tới khi bạn không cần nhắc nhở trẻ.
Tất cả đồ chơi và học liệu cho trẻ sử dụng không nên để trên kệ thấp, mỗi loại đồ vật cần được chứa trong khu riêng (tuân theo hướng dẫn về an toàn cho mỗi lứa tuổi), số lượng phù hợp, và dễ làm sạch. Nên sử dụng những đồ chơi sáng màu.
Bạn sẽ không cần phải tiêu tốn cả ngày của lũ trẻ để thiết lập cho chúng các quy tắc mới. Chỉ cần một bức tường trắng, những cái tủ với cốc chén có thể vẽ lên, bàn và ghế sáng màu, hãy vẽ lên đó những hình ảnh gây hứng thú cho trẻ và nhấn mạnh vào bất cứ chỗ nào có thể.
Hình dung căn phòng theo cách hiện có và theo cách sẽ thay đổi. Liệu sự sắp xếp lại có làm cho mọi thứ hoạt động trôi chảy hơn không? Hãy dành ít nhất 1 tuần để tìm ra các cách sắp xếp mới và xem liệu cách mới hay cũ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
Thay thế những đồ chơi là nhựa dẻo 1 miếng bằng những thứ đồ chứa đựng nhiều thách thức, và có những thành phần phức tạp. Thậm chí một đứa trẻ nhỏ nhất có thể sẽ chán nếu cứ sử dụng đi sử dụng lại một đồ chơi cho một mục đích đơn giản.
Cần có nhiều khu vực với nhiều hoạt động mà nhiều trẻ cùng có thể tham gia một lúc. Một cái bồn thật to rộng đầy những quả bóng nhiều màu, một khu vực đựng cát trong nhà, một phao nước lớn, một khu nhà đồ chơi xây dựng cao tầng, một khu tạo hình bằng đất nặn, những dụng cụ phát ra âm thanh, sách, quần áo trang phục, và từ lứa tuổi chập chững biết đi trở lên, hãy cho bé một giá vẽ.
Cung cấp cho trẻ các hoạt động thể chất cả trong nhà và ngoài chơi. Các đồ chơi đạp và trèo ở trong phòng cho vài trẻ có thể cùng chơi, một tấm giậm nhảy, hay tấm đệm cho phép vật lộn trên đó. Các hoat động ngoài trời cần đảm bảo sự an toàn và khả năng quan sát dễ dàng, trang bị những dụng cụ khuyến khích sự mạo hiểm (nhưng phải an toàn), những vật dụng dọc theo thảm cỏ, cát, nước, bóng cây, một khu vườn, có thể thêm một vài con vật (được nhận thức là cần được chăm sóc: chó, mèo, thỏ, gà...). Hãy nhớ rằng, đây chỉ là một phần danh sách!
Eleanor Reynolds là biên tập viên của Những người giải quyết vấn đề tốt nhất: Các bài viết dành cho phụ huynh và giáo viên, đồng thời là tác giả của Giáo dục trẻ mầm non: Tiếp cận phương pháp giải quyết vấn đề.
|