Sá !important;ng ngày 3/3, có thể thấy rõ bằng mắt thường quang cảnh mù mịt bao trùm nhiều tòa nhà cao tầng và trên các tuyến đường trong thành phố Hà Nội. Hiện tượng này kéo dài nhiều giờ khiến tầm nhìn xa bị hạn chế và gây cảm giác ngột ngạt cho người dân khi đi đường.
Quang cảnh mù !important; mịt tại TP. Hà Nội chụp sáng 3/3.
Theo bản đồ chất lượng khô !important;ng khí, tại khu vực TP. Hà Nội lúc 8h ngày 3/3 cho thấy, nhiều điểm có mức ô nhiễm cảnh báo màu tím (mức rất nguy hại cho sức khỏe) như: Đường Quảng An (Tây Hồ) có chỉ số AQI 319, quận Cầu Giấy có chỉ số 218, phường Giảng Võ 209, quận Hoàn Kiếm 243, quận Long Biên 210.
Bản đồ chất lượng khô !important;ng khí tại khu vực TP. Hà Nội thời điểm 8h ngày 3/3.
Và !important;o thời điểm trên tại Hà Nội, cũng ghi nhận chỉ số nồng độ bụi mịn PM2.5 là 75 (μg/m3), theo quy chuẩn quốc gia QCVN 05:2013/BTNMT quy định, nồng độ bụi mịn trung bình là 25 μg/m3. Có nghĩa là chỉ số PM2.5 đang vượt gấp ba ngưỡng tiêu chuẩn Việt Nam và vượt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới gấp 7.5 lần là 10 (μm/m3).
Trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống về tình trạng không khí tại Hà Nội đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, những ngày gần đây, kết quả quan trắc chất lượng không khí cho thấy chỉ số ô nhiễm không khí đang ở mức rất cao, rất nguy hại cho sức khỏe và đáng báo động.
Lý giải về các chỉ số ô nhiễm không khí đang ở mức rất cao và xuất hiện thường xuyên, chuyên gia cho rằng, thời tiết những ngày gần đây không được thuận lợi, gió lặng cộng thêm ẩm thấp làm giảm khuếch tán của không khí, các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp, không thoát lên cao hoặc ra các vùng khác được khiến nồng độ PM2.5 (bụi mịn) tăng cao.
TS. Hoà !important;ng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT).
Cũng theo chuyê !important;n gia, khói bụi từ các phương tiện giao thông trên đường là nguyên nhân đầu tiên gây ra bụi mịn. Các loại xe cộ xả ra ngoài môi trường các hạt sooty và oxit nitơ… góp phần làm ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm bụi mịn trong thành phố cao hơn vùng ngoại ô phần lớn là do lượng phương tiện đi lại lớn hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, hoạt động đốt rơm rạ của bà con cũng góp phần gây ô nhiễm không khí. Khi đốt rơm rạ, giải phóng ra môi trường những loại khí độc hại, các hạt bụi mịn sinh ra từ những đống tro này được gió khuếch tán vào không khí.
"Nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí lại nằm ở yếu tố bên ngoài, 2/3 lượng bụi mịn có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm các nhà máy điện và công nghiệp lớn cũng như các làng nghề", TS. Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh.
Trước thực trạng không khí bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay TS. Hoàng Dương Tùng đưa ra một số giải pháp như phải kiểm soát phát thải khí thải từ ô tô, xe máy; tăng cường các phương tiện giao thông xanh như xe chạy bằng nhiên liệu sạch, ô tô điện, xe máy điện hiện đã xuất hiện trên thị trường.
Bên cạnh đó, khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn phương tiện công cộng như xe bus, xe điện trên cao, metro. Một vấn đề nữa, chúng ta phải kiểm soát tốt việc đốt rác trong tự nhiên, che chắn kín những công trình xây dựng và kiểm soát thật chặt quá trình sản xuất công nghiệp.
"Đối với những ngày có chỉ số AQI cao, người dân hạn chế ra đường đi lại nếu không có công việc thật sự cần thiết. Những khung giờ cao điểm, lưu lượng xe đi lại tăng, người dân cũng cần tránh để giảm thiểu lượng bụi hít phải trong không khí. Khi cần đi ra ngoài, nên đi tranh thủ để hạn chế thời gian di chuyển, lưu lại trên đường", TS. Hoàng Dương Tùng khuyến cáo.