!important;
Chất lượng khô !important;ng khí trong ngày 1/10 tại nhiều trạm quan trắc tự động trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn ở mức kém.
Chiê !important;̀u 1/10 , đại diện của Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, theo thông tin quan trắc chất lượng không khí của Chi cục, chỉ số chất lượng không khí AQI đo được tại 10 điểm trong TP vẫn ở mức kém, trên dưới 170 và cao hơn so với ngày hôm qua 30/9. Nơi đo được AQI cao nhất là khu vực Minh Khai (quận Hai Bà Trưng - 199), Phạm Văn Đồng – 198, Hàng Đậu -197… các khu vực khác như: Kim Liên , Tân Mai, Tây Mỗ… chỉ số AQI dưới 170.
Đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường cũng đưa ra những khuyến cáo cho người dân, để có thể bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình, người dân nên tạo thói quen theo dõi thông tin về chất lượng không khí nơi mình đang sống, làm việc trước khi ra đường để có biện pháp phòng ngừa bệnh và thích ứng nhanh chóng, hiệu quả.
Đặc biệt, vào những ngày chất lượng không khí ở mức “kém” (màu da cam), nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Đồng thời toàn bộ người dân đều nên trang bị cho mình khẩu trang đạt chuẩn có thể chống bụi 2.5 trước khi ra khỏi nhà. Ngoài ra, các khu vực ngoại thành cần hạn chế đốt rơm rạ.
Bộ TN&MT cũng đưa ra những nhận định sơ bộ về nguyên nhân chất lượng không khí Hà Nội những ngày vừa qua. Xu hướng biến động của PM 10 và PM 2.5 tại các thành phố phía Bắc Việt Nam, trong đó có Hà Nội phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu.
Nhận định sơ bộ nguyên nhân PM 2.5 tăng cao do đây là thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, khối không khí lạnh từ phía Bắc khuếch tán xuống phía Nam tạo nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí.
Đặc biệt vào thời gian sáng sớm, là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM 2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, những ngày này, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí.