Triệu chứng khi trẻ bị điện giật
Khi trẻ dù !important;ng chân, tay hay miệng tiếp xúc với các thiết bị điện bị lỗi hay vô tình tiếp xúc với dây điện hở, dòng điện sẽ chạy dọc theo cơ thể của trẻ. Tuy thuộc vào cường độ dòng điện, điện trở và thời gian tiếp xúc với dòng điện, sốc điện có thể gây ra các tổn thương mức độ khác nhau, từ vết bỏng nhỏ cho tới chấn thương nghiêm trọng.
Khi trẻ nhỏ bị điện giật, da trẻ có thể bị bỏng; tay chân thường tê cứng, ngứa ran; các cơ trở nên co thắt, đau đớn; trẻ có thể bị nhức đầu và mất thính giác. Một cú sốc điện có thể đủ lớn khiến cho trẻ bị bất tỉnh, gây ngừng thở, co giật, ngừng tim, gây tổn thương não, tim và các cơ quan khác, hay thậm chí tử vong.
Xử trí như thế nào khi trẻ bị sốc điện
Việc đầu tiên phải làm là ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách rút dây điện, ngắt cầu dao điện…
Không nên chạm vào trẻ bằng tay trần trong khi trẻ vẫn đang tiếp xúc với dòng điện và không được đi vào khu vực rò điện có nước nếu không chính bạn cũng có thể bị điện giật.
Để tách trẻ khỏi nguồn điện, bạn nên sử dụng một đồ vật không làm bằng kim loại và không dẫn điện như que gỗ hay chổi…
Khi trẻ đã được tách khỏi nguồn điện và có thể chạm vào một cách an toàn, nên kiểm tra xem trẻ còn thở và mạch còn đập không. Nếu trẻ ngừng thở và không có mạch, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn (CPR) nên được tiến hành ngay lập tức. Dù vết thương là lớn hay nhỏ thì vẫn nên gọi cấp cứu ngay.
Trường hợp trẻ vẫn thở tốt, cần kiểm tra màu da của trẻ xem có chuyển sang xanh tái hay không. Tiếp tục theo dõi nhịp thở của trẻ và thực hiện cấp cứu CPR nếu trẻ ngừng thở.
Tìm xem da trẻ có bị bỏng hay không. Sốc điện có thể khiến da bị bỏng nặng. Ngay cả khi vết bỏng bên ngoài trông không quá nghiêm trọng thì trên thực tế vết bỏng có thể rất sâu và gây đau đớn. Ngoài ra, vết bỏng trên môi đôi khi rất khó quan sát.
Nếu trẻ bị bỏng, không nên chườm đá, bôi thuốc mỡ hay bất cứ thứ gì lên vết bỏng. Cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để được nhân viên y tế xử trí. Bác sỹ sẽ làm sạch và băng vết thương cho trẻ đồng thời kiểm tra những tổn thương bên trong. Nếu trẻ bị đau, hãy hỏi bác sỹ xem có thể cho trẻ sử dụng paracetamol hay ibuprofen hay không.
Nếu bác sỹ cho rằng con bạn bị tổn thương các cơ quan bên trong, trẻ sẽ được tiến hành một số xét nghiệm. Trường hợp bỏng nặng, trẻ sẽ cần phải nằm viện điều trị.
Những nguyên nhân gây điện giật phổ biến nhất
Đối với trẻ nhỏ, những nguyên nhân phổ biến nhất là:
-
Cắn hay nhai dâ !important;y điện
-
Nhé !important;t những đồ vật bằng kim loại vào ổ điện
-
Chơi với những thiết bị điện và !important; có dây cắm (như đèn trang trí…)
Cha mẹ cần là !important;m gì để phòng tránh tai nạn điện giật ở trẻ nhỏ
-
Khi trẻ cò !important;n nhỏ, cần sử dụng phích cắm để bảo vệ các ổ điện hoặc kê những đồ đạc nặng che phủ ra bên ngoài ổ cắm.
-
Thay thế những dâ !important;y điện đã bị sờn, hỏng và bố trí dây điện trong gia đình khỏi tầm tay trẻ em.
-
Đảm bảo cá !important;c thiết bị điện trong nhà đều có chứng nhận an toàn sử dụng.
-
Sử dụng thiết bị ngắt điện khi hệ thống tiếp đất lỗi (GFCI) cho những ổ cắm trong phò !important;ng tắm, nhà bếp và sân vườn. Những thiết bị này sẽ giúp phòng ngừa sốc điện ở những khu vực ẩm ướt.
-
Rú !important;t dây cắm khi không sử dụng, nên sử dụng các thiết bị điện ở những khu vực khô ráo (ví dụ như nên sấy tóc trong phòng ngủ thay vì phòng tắm).
-
Khi trẻ ở ngoà !important;i trời, nên lưu ý xem có cột điện đổ hay dây điện trên mặt đất hay không – nhất là sau khi có bão.