Nguyê !important;n nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Nguyê !important;n nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue lây qua người từ muỗi cái Aedes có mang virus gây bệnh. Virus Dengue có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Một người bị sốt xuất huyết 1 trong 4 chủng thì vẫn có thể bị sốt xuất huyết 3 chủng còn lại. Tại Việt Nam có cả 4 loại chủng huyết thanh, người bệnh có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần trong đời.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc lâ !important;y lan dịch sốt xuất huyết chủ yếu là do muỗi cái thuộc chi Aedes, dân gian gọi là muỗi vằn. Loài muỗi này có nguồn gốc ở châu Phi, lây qua các khu vực khác nhờ tàu thuyền và máy bay. Muỗi cái Aedes aegypti formosus sinh sống ở đô thị, và muỗi cái Aedes albopictus sống chủ yếu ở nông thôn. (1)
Muỗi cá !important;i Aedes truyền bệnh qua vết đốt có chứa virus Dengue nhờ đó mà chui vào máu người bệnh và gây sốt xuất huyết. Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người và ủ bệnh từ 8-11 ngày. Lúc này virus sẽ ở trong máu từ 2 đến 7 ngày, đây là khoảng thời gian dễ lây truyền bệnh sốt xuất huyết cho những người xung quanh theo vòng tuần hoàn từ muỗi qua người, từ người qua muỗi, khiến dịch bùng phát nhanh hơn. Thời điểm muỗi đốt hút máu người nhiều nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Ngoài nguồn lây từ con người thì các tổ chức y tế còn phát hiện ra loài khỉ ở Malaysia có mang virus Dengue.
Muỗi là !important; nguyên nhân chính gây lây lan dịch sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết bao lâ !important;u thì khỏi?
Sốt xuất huyết bao nhiê !important;u ngày thì khỏi còn tùy thuộc vào thể trạng, cách chăm sóc người bệnh đúng cách. Nhìn chung, sốt xuất huyết có những giai đoạn sau:
Thời gian ủ bệnh
Khi bị muỗi vằn có !important; mang virus Dengue đốt, virus xâm nhập vào máu. Trong thời gian này virus Dengue “chu du” trong máu người từ 2-7 ngày, giai đoạn này người bệnh chưa có biển hiện gì đáng chú ý. Thời gian ủ bệnh không triệu chứng kéo dài từ 3-14 ngày (trung bình là 4-7 ngày). Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài tùy vào cơ địa và sức đề kháng của mỗi người. Hầu hết tất cả bệnh nhân sẽ không biết mình mắc bệnh do trong giai đoạn này không có triệu chứng rõ và đặc trưng.
Giai đoạn sốt
Giai đoạn sốt là !important; giai đoạn có những triệu chứng đầu tiên của bệnh sau thời gian ủ bệnh. Người bệnh bắt đầu sốt từ 39 – 40 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm sốt. Các triệu chứng kèm theo bao gồm: Mệt mỏi rũ rượi, đau họng, đau vùng thượng vị và tiêu chảy, đau đầu, nhức hai bên hốc mắt, da xung huyết, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi, phát ban, chán ăn, buồn nôn, đau nhức các cơ khớp,…
Đối với trẻ em khi bị sốt xuất huyết, triệu chứng phổ biến là !important; sốt đi kèm đau họng và đau bụng. Sau 3 ngày trẻ sẽ hạ sốt, đến ngày thứ 8 có thể xuất huyết nhẹ biểu hiện rõ như: Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi. Khi hạ sốt, trẻ có thể nổi các nốt ban ở thân mình, sau đó lan đến mặt, tay, chân, lòng bàn tay và gây ngứa. (2)
Giai đoạn nguy hiểm
Giai đoạn nguy hiểm diễn ra từ ngà !important;y 3-7 sau khi bị sốt ngày đầu tiên. Người bệnh có thể đã giảm sốt hoặc sốt cao, khi đó xuất hiện một số trường hợp nhiễm trùng thứ phát có biểu hiện hạ tiểu cầu và cô đặc máu. Các biểu hiện xuất huyết có thể có hoặc không. Trong giai đoạn nguy hiểm người bệnh có thể đối mặt với những triệu chứng nặng như:
-
Thoá !important;t huyết tương do bị tăng tính thấm thành mạch.
-
Trà !important;n dịch phổi có các triệu chứng như: Đau ngực khi thay đổi tư thế, căng tức nặng ngực và khó thở.
-
Bị trà !important;n dịch màng bụng với các triệu chứng như: Chướng bụng, bụng to nhanh.
-
Đau tức vù !important;ng dưới sườn hoặc vùng thượng vị do gan phình to, vật vã, li bì, lạnh chân tay, da lạnh ẩm toàn thân, tiểu ít.
-
Dấu hiệu xuất huyết dưới da: Xuất hiện cá !important;c nốt xuất huyết hoặc các mảng xuất huyết đỏ dưới da, thường có ở mu bàn chân, lòng bàn tay, đùi, mạng sườn, bụng.
-
Bệnh nhâ !important;n có thể gặp các trường hợp nguy hiểm hơn khi bị xuất huyết nội tạng đường tiêu hóa, xuất huyết ở phổi và não với các triệu chứng như: Nôn ra máu, ho ra máu, đi tiểu ra máu, ra máu bất thường ở âm đạo, rong kinh,…
-
Viê !important;m gan nặng, viêm cơ tim, viêm não, suy thận là những biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh sốt xuất huyết có thể phải đối mặt.
Trong giai đoạn nà !important;y người bệnh cần được chăm sóc tốt, quan sát kỹ các triệu chứng của bệnh; nếu có các triệu chứng trở nặng cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Giai đoạn phục hồi
Sau khi người bệnh vượt qua được giai đoạn nguy hiểm từ 1-2 ngà !important;y, người bệnh sẽ hết sốt, sức khỏe dần hồi phục, huyết áp ổn định, tiểu nhiều và thèm ăn. Các chỉ số xét nghiệm dần trở về mức bình thường.
Trong giai đoạn nà !important;y, người bệnh vẫn cần được chăm cẩn thận, đúng cách, không được lơ là các triệu chứng bất thường. Mặc dù người bệnh đã có biểu hiện hồi phục nhưng nếu có các triệu chứng lạ cần đi thăm khám ngay. Trong giai đoạn này, nếu không được chăm sóc kỹ người bệnh có thể bị phù phổi hoặc suy tim.
Người bệnh sốt xuất huyết có !important; thể bị biến chứng nặng nếu không được điều trị đúng cách.
Sai lầm thường gặp khiến bệnh sốt xuất huyết lâ !important;u khỏi
Bệnh sốt xuất huyết có !important; thể nhanh khỏi nếu được điều trị đúng cách. Đa số những ca bệnh nặng phải nhập viện là do chủ quan và mắc phải những sai lầm khi điều trị bệnh.
Chủ quan khô !important;ng đến bệnh viện
Bệnh sốt xuất huyết được chia ra 3 mức độ: Nhẹ, có !important; dấu hiệu cảnh báo và nặng. Ở mức độ nhẹ người bệnh thường chủ quan không đi khám, tuy nhiên bệnh sốt xuất huyết dù chỉ có triệu chứng nhẹ cũng cần được thăm khám chẩn đoán, đặc biệt là theo dõi bệnh có thể tiến triển sang nặng không.
Sốt xuất huyết mức độ nặng có !important; thể gây ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Hết bệnh là !important; hết sốt
Hết sốt khô !important;ng phải là đã hết bệnh, mà giai đoạn này nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Sau 2-7 ngày, đa số người bệnh đã hết sốt và thấy sức khỏe ổn định hơn, nhưng thực ra đây là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Các triệu chứng xuất hiện rõ như: Xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy biến chứng và mức độ của bệnh có thể dẫn đến tình trạng nặng như chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc Dengue, hay có thể tử vong.
Vì !important; vậy, sau khi hết sốt, người bệnh không nên chủ quan mà cần được chăm sóc chu đáo và nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, đặc biệt là theo dõi những thay đổi của cơ thể. Nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Sốt xuất huyết chỉ mắc 1 lần
Sốt xuất huyết gâ !important;y ra bởi virus Dengue. Virus Dengue có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Người bị sốt xuất huyết có thể do DEN – 1, vậy thời gian sau vẫn có thể bị sốt xuất huyết do huyết thanh DEN-2. Tại Việt Nam có đủ cả 4 loại huyết thanh, người bệnh có thể bị sốt xuất huyết nhiều lần trong đời.
Chăm só !important;c người bệnh sốt xuất huyết
-
Cho người bệnh nghỉ ngơi, thư giã !important;n tại giường: Bệnh nhân bị sốt xuất huyết cơ thể sẽ bị yếu đi, người uể oải, mệt mỏi vì vậy cần cho người bệnh nghỉ ngơi nằm tại giường. Đặc biệt không nên để người bệnh tự đi lại vì cơ thể đang mệt và hay bị choáng, người bệnh có thể bị té ngã, va đập gây ra chấn thương nghiêm trọng.
-
Cung cấp đủ chất điện giải:  !important;Cơ thể của người bệnh sốt xuất huyết bị mất nước cần được bù lại lượng điện giải nhất định. Vì vậy hãy tăng cường cho người bệnh uống sữa, nước dừa, nước cam, nước chanh, nước cháo loãng hoặc các nước diện điện giải khác. Cần cho bệnh nhân uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
-
Hạ sốt bằng Paracetamol:  !important;khi người bệnh bị sốt trên 38,5 độ C phải hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi lần uống cách ngày 4-6 tiếng. Bạn có thể dùng thuốc Paracetamol để hạ sốt, trẻ em sẽ tính theo cân nặng của bé để có liều lượng thích hợp. Nếu người bệnh sốt nhẹ hãy dùng khăn ấm lau mát cơ thể, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt.
-
Chế độ ăn hợp lý !important;: Bổ sung thêm nhiều protein vào khẩu phần ăn của người bệnh từ thịt, cá, trứng, sữa,… Tăng tỷ lệ tinh bột hoặc đường đơn giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa. Việc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến bệnh nhân khó chịu khi ăn, chán ăn và không tốt cho tiêu hóa. Nên chia nhỏ từ 4 đến 6 bữa/ngày đối với người lớn, trẻ em có thể chia nhiều bữa hơn từ 6 đến 8 bữa/ngày. Nên chuẩn bị những món ăn lỏng, mềm dễ nuốt như súp, cháo loãng, món hầm,…
-
Theo dõ !important;i sức khỏe người bệnh thường xuyên: Trong khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà, bạn cần theo dõi sát sao các biểu hiện của người bệnh để nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Khi bệnh nhân có những biểu hiện chuyển biến nặng cần phải đưa đến bệnh viện sớm để được cấp cứu kịp thời.
-
Tắm rửa bằng nước ấm:  !important;Khi bị sốt xuất huyết người bệnh vẫn được tắm gội bình thường nhưng phải tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối không để người bệnh tắm bằng nước lạnh, vì nước lạnh sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra dẫn đến nguy cơ tử vong. Không cho người bệnh kỳ cọ mạnh nhằm tránh gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ.
-
Tá !important;i khám đầy đủ: Việc tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm giúp theo dõi kịp thời những thay đổi để đưa ra hướng điều trị thích hợp, kể cả khi bệnh nhân đã ngừng sốt vẫn phải đi tái khám.
Chăm só !important;c người bệnh sốt xuất huyết đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh khỏi.
Dấu hiệu nhận biết người bệnh sốt xuất huyết đã !important; khỏi bệnh
Sốt xuất huyết bao lâ !important;u thì hết còn tùy thuộc vào cách chăm sóc người bệnh và thể trạng của mỗi người. Nhiều người thường nghĩ sai rằng hết sốt là hết bệnh, tuy nhiên sau giai đoạn sốt, người bệnh hết sốt tức là đang chuyển qua giai đoạn nguy hiểm. Vậy những dấu hiệu nào cho biết đã khỏi sốt xuất huyết ?
-
Cơ thể bớt mệt mỏi:  !important;Ở giai đoạn nguy hiểm mặc dù đã hết sốt nhưng người bệnh vẫn còn cảm thấy mệt lả. Nếu sau mấy ngày người bệnh cảm thấy cơ thể khỏe hơn, bớt mệt mỏi, ăn uống ngon miệng hơn tức là bệnh nhân đang dần hồi phục.
-
Khô !important;ng xuất hiện nốt ban mới: Khi ở giai đoạn sốt, người bệnh sẽ nổi các nốt phát ban trên da và ngày càng hiện lên nhiều hơn. Khi bệnh hồi phục, các nốt ban mới sẽ không xuất hiện thêm nữa.
-
Đi tiểu nhiều hơn:  !important;Khi bị sốt kéo dài cơ thể bệnh nhân mất nước nghiêm trọng nên thường tiểu rất ít. Đến sau 5-7 ngày điều trị nếu người bệnh đi tiểu nhiều hơn có nghĩ là cơ thể đã không còn mất nước và người bệnh đang dần hồi phục.
-
Cá !important;c nốt xuất huyết mờ dần: Trong giai đoạn sốt và nguy hiểm người bệnh nổi nhiều nốt xuất huyết gây ngứa ngáy. Nếu trong quá trình điều trị từ 5-7 ngày, các nốt xuất huyết mờ dần đi, chứng tỏ bệnh nhân đang dần khỏi bệnh.
Hồi phục sau sốt xuất huyết
Sau sốt xuất huyết bệnh nhâ !important;n vẫn cần chăm sóc cẩn thận để cơ thể nhanh chóng phục hồi, tránh được những biến chứng nguy hiểm.
-
Ăn uống điều độ và !important; bổ dưỡng: Trong giai đoạn hồi phục người bệnh cần bổ sung đủ vitamin cần thiết, protein và khoáng chất cho cơ thể phục hồi nhanh hơn. Nên tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn vặt có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
-
Uống đủ nước:  !important;Cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn khi cơ thể có đủ nước. Người bệnh cần uống đủ nước, có thể uống thêm nước trái cây, tốt hơn nên uống nước cam có nhiều vitamin C và hỗ trợ hấp thu sắt. Người bệnh cũng có thể uống nước dừa giúp quá trình hạ sốt tốt hơn.
-
Tập thể dục nhẹ nhà !important;ng: Khi đang trong giai đoạn hồi phục, người bệnh nên thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Có thể thử các môn thể thao như đi bộ, khởi động nhẹ,…Trong giai đoạn này, nồng độ hemoglobin (phân tử protein nằm trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các mô) giảm xuống khiến cơ thể mệt mỏi hoặc khó thở. Vì vậy, người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh.
-
Nghỉ ngơi đầy đủ:  !important;Việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc rất quan trọng cho việc phục hồi sức khỏe sau sốt xuất huyết. Ngủ đủ giấc giúp cho cơ thể tạo ra các mô mới khỏe mạnh.