1. Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng khác nhau dựa trên từng giai đoạn phát triển bệnh:
-
Giai đoạn đầu: trẻ sẽ bị sốt cao đột ngột, chán ăn, luôn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, quấy khóc liên tục và khó chịu. Đôi khi cha mẹ sẽ phát hiện trên da của trẻ còn bị nổi phát ban. Nhiều trường hợp trẻ còn bị đau nhức toàn thân, nhất là đau nhức 2 bên hốc mắt. Cũng trong giai đoạn này sẽ ghi nhận một số triệu chứng khác như trẻ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng,...
-
Giai đoạn nguy hiểm: kể từ khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ, giai đoạn nguy hiểm của bệnh sẽ được tính từ ngày thứ 3 cho tới ngày thứ 7 sau khi bị sốt. Lúc này tiểu cầu trong cơ thể bé bắt đầu có xu hướng giảm dần. Triệu chứng sốt sẽ đỡ hơn, các biểu hiện lâm sàng thưa thớt dần nên cha mẹ thường cho rằng trẻ đang dần hồi phục. Tuy nhiên đây mới chính là giai đoạn nguy hiểm và cần phải được theo dõi sát sao. Do tính trạng cô đặc máu, tăng tính thấm thành mạch và thoát mạch huyết tương kèm theo giảm tiểu cầu thường xuất hiện trong giai đoạn này nên trẻ cần được theo dõi sát để phát hiện các biến chứng như xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, nghiêm trọng hơn thì là xuất huyết các màng, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não,...
-
Giai đoạn phục hồi: sau khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm nêu trên từ 2 - 3 ngày, bé sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi. Những triệu chứng sốt xuất huyết của trẻ sẽ được cải thiện dần dần và cuối cùng là biến mất. Trẻ khỏe khoắn hơn, thèm ăn, huyết áp ổn định, bớt quấy khóc và ngủ ngon hơn. Nếu thực hiện xét nghiệm máu ở thời điểm này, cha mẹ sẽ thấy tiểu cầu của bé đang gia tăng trở lại, bạch cầu cũng tăng theo.
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ cắt cơn sốt
Khi được phát hiện cũng như điều trị ngay từ sớm, trẻ sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ được chẩn đoán và điều trị muộn thì nguy cơ cao trẻ sẽ phải đối mặt với các biến chứng như:
-
Suy tạng, suy thận, suy gan.
-
Viêm cơ tim, thậm chí là suy tim và các biến chứng liên quan tới những vấn đề về tim mạch.
-
Xuất huyết nặng gây mất máu, sốc.
-
Xuất huyết não dẫn đến rối loạn tri giác.
-
Tử vong.
3. Những lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị sốt xuất huyết cho trẻ
Khi nhận thấy các sốt xuất huyết ở trẻ, tốt nhất cha mẹ nên nhanh chóng cho trẻ đi xét nghiệm và thăm khám. Dựa trên những dấu hiệu cảnh báo, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần học cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà để giảm thiểu tối đa rủi ro biến chứng do căn bệnh này gây ra:
-
Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có hướng dẫn hay chỉ định cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.
-
Nếu trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Cần chú ý việc dùng thuốc hạ sốt đúng cách, không được lạm dụng thuốc.
-
Bổ sung nhiều nước cho trẻ thông qua các nguồn như nước lọc, sữa, rau củ, nước ép hoa quả, oresol,...
-
Để trẻ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
-
Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, nên tránh các loại thực phẩm sẫm màu vì có thể nhầm lẫn với triệu chứng xuất huyết trong phân.
-
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cho trẻ, không bắt ép trẻ ăn quá nhiều.
Sốt xuất huyết có thể khiến trẻ bị sốt cao đột ngột và mệt mỏi toàn thân
Thường thì việc chăm sóc và điều trị tại nhà sẽ do bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp trẻ bị nôn mửa nhiều, mất ý thức, sốt cao khó hạ thì sẽ cần nhập viện ngay để can thiệp các biện pháp y tế kịp thời.
4. Hướng dẫn cách phòng ngừa sốt xuất huyết cho trẻ
Hiện nay trên thế giới, con số người dân phải sống trong những khu vực lưu hành căn sốt xuất huyết là hơn 2 tỷ người. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết rất cao. Do đó, để phòng ngừa nguy cơ mắc sốt xuất huyết ở trẻ, cha mẹ cần:
-
Ghi nhớ những sốt xuất huyết ở trẻ em để kịp thời cho trẻ đi khám, điều trị nếu những dấu hiệu này xuất hiện ở trẻ.
-
Dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ nhà ở, phòng ốc, khu vực xung quanh nhà để loại bỏ môi trường sống của loài muỗi.
-
Vệ sinh nơi nước đọng, ao tù, đậy kín các chum vại, bể chứa nước.
-
Diệt loăng quăng và phun muỗi định kỳ.
-
Mắc màn khi đi ngủ, bôi kem hoặc dầu chống muỗi cho trẻ. Nên cho trẻ mặc quần áo dài, đi tất vớ đầy đủ.
-
Nếu người thân trong gia đình bị sốt xuất huyết thì cần phun diệt muỗi và diệt bọ gậy lăng quăng tránh phát tán nguồn bệnh.
Cha mẹ hãy ghi nhớ những sốt xuất huyết ở trẻ em để kịp thời cho trẻ đi khám và điều trị
Trên đây là một số thông tin hữu ích về cách nhận biết các sốt xuất huyết ở trẻ. Cha mẹ nên ghi nhớ những kiến thức này để áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu nhận thấy con em mình đang có những biểu hiện nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay.