Vi khuẩn tả xâ !important;m nhập vào đường tiêu hóa của người lành từ nước uống và thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả. Vi khuẩn tả sống tập trung chủ yếu ở các loài thực động vật phù du như tảo, động vật giáp xác (tôm, cua…) và sò, hến… Các loại rau, hoa quả dùng để ăn sống được tưới, bón trực tiếp bằng nước cống hoặc phân tươi nhưng không xử lý sạch cũng có khả năng làm lây nhiễm phẩy khuẩn tả rất cao. Khoảng 75% người nhiễm vi khuẩn tả là không có biểu hiện triệu chứng bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 – 14 ngày. Trong số những người có biểu hiện triệu chứng, 80% là ở thể nhẹ và vừa, chỉ có 20% có biểu hiện mất nước nặng.
Vi khuẩn V.  !important;Cholerae gây bệnh tả
Cá !important;c biện pháp phòng bệnh
Bệnh tả được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”, bệnh có thể điều trị khỏi tuy nhiên việc điều trị bệnh tương đối phức tạp và khi xuất hiện bệnh có thể lây lan thành dịch trong cộng đồng. Chủ động phòng bệnh là biện pháp tối ưu và vô cùng cần thiết để không có ca bệnh. Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng bệnh có hiệu quả:
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
- Phân và chất thải của người bệnh phải được đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B… vào nhà tiêu để sát khuẩn.
- Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- Mọi nhà, mọi người đều thực hiện ăn chín uống sôi.
- Không ăn rau sống, uống nước lã.
- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…
Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch
- Nguồn nước uống phải được bảo vệ sạch sẽ.
- Tất cả các nguồn nước dùng để ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B.
- Không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh, xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng gây ô nhiễm môi trường nước.
Khi có người bị tiêu chảy cấp
- Phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
- Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh tả tuy nhiên thời gian duy trì miễn dịch sau khi tiêm vắc xin này tương đối ngắn, chỉ có hiệu quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong vòng 3 đến 6 tháng. Bởi vậy, nên tiêm một liều củng cố cách 6 tháng một lần nếu vẫn tiếp tục có nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây bệnh và mầm bệnh.
* Chủ động tiêm vắc xin phòng tả là biện pháp hữu hiệu chống bệnh tả
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh tả là bệnh truyền nhiễm diễn tiến nhanh, gây sa sút sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm. Người dân cần trang bị các kiến thức về bệnh tả và tiêu cấp cấp, các biện pháp thực hành vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh), vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm (ăn chín, uống chín); bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch; khi có người bị tiêu chảy cấp, nhanh chóng báo cáo cho cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và điều trị kịp thời. Người dân nên tạo miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Để được bảo vệ chống lại bệnh tả tốt nhất, người dân nên hoàn tất lịch tiêm vắc xin theo lịch của Bộ Y tế.
Trên thế giới hiện đang lưu hành 3 loại vắc xin tả uống an toàn và hiệu quả. Việt Nam cũng đã nghiên cứu, phát triển và sản xuất thành công vắc xin tả uống và đưa vào sử dụng từ năm 1996. Việc sử dụng vắc xin tả uống tại Việt Nam những năm qua đã góp phần vào việc ngăn chặn bệnh dịch ở những vùng nguy cơ cao hay vùng thường xuyên gặp, thiên tai bão lũ. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin kết hợp với đảm bảo ăn chín, uống sôi, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn rất cần thiết để chống lại dịch bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm như dịch tả.
Ở nước ta hiện nay, vắc xin tả được sử dụng là vắc xin mORCVAX. Đây là vắc xin được điều chế từ các chủng vi khuẩn tả 01 (gồm týp sinh học cổ điển và EI Tor) và chủng vi khuẩn tả 0139, được chỉ định để phòng bệnh tả cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn sống trong vùng dịch tả lưu hành. Lịch uống cơ bản gồm 2 liều, cách nhau tối thiểu 2 tuần (14 ngày).