Dựa trên nền tảng kiến thức từ hai khóa học 3.6 và 0.3 của Viện đào tạo giáo viên Montessori Canada.
* Bài học 1: Nếu như trẻ ở độ tuổi lớp Casa (3 - 6) bị tác động theo cơ chế của hình tam giác. Đầu tiên là giáo viên, tiếp theo là môi trường, cuối cùng chính là trẻ. Thì độ tuổi lớp Nido ( 0 - 3) trẻ gần như hoàn toàn chịu tác động từ phía giáo viên.
* Bài học 2: Chính vì trẻ lớp Nido chịu tác động mạnh mẽ từ giáo viên nên sự chuẩn mực cần được trau chuốt nhất có thể. " Quyền năng" bị thu lại thấp nhất nhưng sự tác động lại lớn nhất.
* Bài học 3: Sự tự do trong lớp Nido gần như tuyệt đối. Nguyên tắc duy nhất được áp dụng đó là: Không làm đau bản thân, Không làm đau bạn khác, không làm ảnh hưởng tới môi trường ( Sự tôn trọng). Bởi vậy sẽ không có gì lạ khi trẻ hoàn toàn có thể sử dụng học cụ ngay trên giá, ngay tại sàn. Dùng học cụ xong bỏ đi "không thương tiếc" mà không có sự kiểm soát đến từ giáo viên. Trẻ không cất ư? Cô giáo vui vẻ dọn dẹp mọi thứ như chưa bao giờ được làm! Sự thẩm thấu cũng diễn ra từ những hành động như vậy! Không có lời nhắc, chỉ làm mẫu. Món quà lớn nhất chính là sự tự giác đến từ trong trẻ! ( Cô nào khỏe, yêu trẻ, tích cực, kiên nhẫn, năng lượng tốt.... thì tham gia nhé )
* Bài học 4: Sự kết nối giữa các học cụ lớp Nido không chặt chẽ, trình tự, lôgic bài học trước sau...như Casa. Nên trẻ tự do lựa chọn thoải mái mà không hề có sự cản trở nào.
* Bài học 5: Bài học thông thường diễn ra không có những bước đã định sẵn, sự gợi ý mang tính lập trình như Casa (trình tự để cô dẫn dắt trẻ theo các bước). Thời điểm cô quyết định sẽ hướng dẫn trẻ chính là lúc trẻ đang tò mò, ngắm nghía, chạm vào các học cụ trên giá. Hoặc có thể sắp rời đi. Khi hướng dẫn trẻ hạn chế tối đa ngôn ngữ. Chờ đợi trẻ khi mất tập trung. Kiên nhẫn quan sát trẻ làm việc (dù không giống như mình hướng dẫn) chỉ can thiệp khi trẻ phá vỡ quy tắc sự tôn trọng.
* Bài học 6: Khi cung cấp khái niệm ngôn ngữ cho trẻ. Không giống như Casa có bài 3 bước để hướng dẫn. Ở trẻ lớp Nido chỉ hướng dẫn bài học 2 bước. Bước thứ 3 chỉ áp dụng khi đã trải qua một quá trình hoặc khi trẻ tự nói ra khái niệm đó. Trong bước thứ 2 ban đầu đều có sự chỉ dẫn bằng tay và bằng mắt đến từ các cô còn Casa thì gần như giáo viên đánh lạc hướng.
* Bài học 7: Trẻ Nido thường bị thu hút những nơi nào có ngôn ngữ, lời nói. Bởi vậy khi giáo viên dạy ngôn ngữ cho một trẻ thường có 4, 5 trẻ vây quanh . Và chắc chắn cô giáo không thể nói: Đây là hoạt động của bạn A các con sẽ chọn hoạt động khác nhé! Nên khi hướng dẫn phần ngôn ngữ cô cần phải chuẩn bị sẵn thật nhiều đồ vật danh pháp, thẻ hình ảnh( để lỡ các bạn nhặt lên cầm thì bạn nào cũng có . Bài học cũng diễn ra hết sức linh động!
* Bài học 8: Sách ở độ tuổi Nido cần có sự chọn lọc kỹ vì trẻ chưa có sự phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Bởi vậy sách của lớp sẽ là những câu chuyện có tính thực tế. Khi chúng ta hỏi: "Con lợn có thể nói không con?" Trẻ thường sẽ trả lời " Có". Thật khó khăn cho chúng ta và trẻ khi giải thích điều đó. Sẽ hợp lý hơn khi chúng ta trao đổi với các bạn í khi lên lớp Casa.
* Bài học 9: Giai đoạn Nido trẻ tiếp nhận các thông tin một cách không chủ động, thấm hút tối đa những tín hiệu, tác động từ bên ngoài. Trẻ Casa chuyển mình sang giai đoạn mới "sàng lọc thông tin" và hoàn thiện kỹ năng của mình.
* Bài học 10: Nên sản xuất sớm vài đứa trẻ kẻo lỡ
Nguồn: Vi Mai giáo viên Montessori quốc tế độ tuổi (3 -6); Trợ giảng độ tuổi ( 0 - 3).