Một đặc trưng khá cơ bản nữa của phương pháp Montessori chính là sử dụng bài học ba bước để giới thiệu các khái niệm, tên gọi mới (về màu sắc, tên con vật, tên bộ phận động/thực vật, tên hình học phẳng, tên khối hình học, chữ cái, chữ số….).
Bài học này quen thuộc và cần thiết tới mức, trong 1 số giáo án cung cấp khái niệm/tên gọi của những giáo viên “cứng”, đôi khi chỉ cần 1 câu “Sử dụng bài học ba bước” là xong, và những giáo viên cứng khác sẽ đọc cái hiểu ngay và dạy trẻ được ngay.
Vậy, sử dụng “bài học ba bước” như thế nào?
Bước 1: giới thiệu khái niệm: “đây là….”
VD: Đây là màu đỏ. Đây là màu xanh dương. Đây là màu vàng
Bước 2: Con có thể chỉ cho cô…..? Đâu là….? Hãy đưa cho cô….
VD : Con có thể chỉ cho cô màu vàng được không ? Hay "Đâu là màu vàng?" Hay "hãy đưa cho cô màu vàng nào"
Bước 3: Đây là gì ?
VD : chỉ vào màu vàng hỏi trẻ "đây là gì?"
Và đã có ai nhận ra bí kíp nằm đâu chưa ạ?
Bí kíp 1 là, bước 2 cha mẹ/giáo viên nêu sẵn khái niệm/tên gọi mới để trẻ lựa chọn thì sẽ dễ dàng cho trẻ thành công hơn so với việc ngay câu hỏi đầu tiên đã yêu cầu/cần trẻ đưa ra khái niệm/tên gọi mới
Bí kíp 2 là, cái gì cung cấp cuối cùng thì hỏi đầu tiên, bởi lúc này khái niệm/tên gọi đó lưu lại cuối cùng trong não trẻ, cũng khiến trẻ nhớ hơn và trả lời câu hỏi thành công hơn.
Và vì Maria Montessori cho rằng chúng ta có những ký ức ngắn hạn và dài hạn. Những kiến thức mới thường nằm trong ký ức ngắn hạn, mà đôi khi chúng ta thấy rằng trẻ có thể nhớ những từ sau khi nghe ai đó nói một lần duy nhất.
Khi cha mẹ chưa biết đến bí kíp mang tên “bài học ba bước” này, cha mẹ thông thường sẽ hỏi con "thế cái này là gì? cái này tên gì? màu này là màu gì?
Những câu hỏi này vô tình sẽ gây áp lực căng thẳng cho trẻ khi trẻ chưa thực sự nắm được. Và những câu hỏi "kiểm tra" ngay lập tức như vậy sẽ khiến trẻ ngại học, ngại tìm hiểu và ghi nhớ cái mới hơn
Chúc các bố mẹ "cùng học" với con thật vui vẻ!
Nguồn : Nguyễn Hà Phương