Trong năm đầu đời, hệ thần kinh và trí não của trẻ phát triển với tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với các hệ cơ quan khác.
Các hoạt động vui chơi cho trẻ trong năm đầu đời rất được coi trọng không kém việc tập ăn hay rèn ngủ.
Giai đoạn này con sẽ phát triển ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp xã hội, cảm xúc... thông qua việc chơi đùa.
Cũng như cơ quan thị giác, thị giác là một trong những giác quan quan trọng nhất, giúp trẻ nhận biết môi trường xung quanh. Trẻ sơ sinh chỉ nhìn rõ khi lên 1 tuổi.
Năng lực thị giác góp phần hoàn thiện các chức năng khác của hệ thần kinh. Một khi đã nhìn được, bé sẽ sớm hiểu được những gì chúng ta nói với bé.
Đối với con người, 80% việc học tập được hoàn thành thông qua hệ thống thị giác.
Cách não bộ của bé xử lý những sự vật được nhìn thấy, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bé học hỏi ngôn ngữ, vận động, nhận thức và xã giao.
Nắm bắt thời kì nhạy cảm về thị giác của bé để tăng cường bồi dưỡng và huấn luyện, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển thị giác và mọi khả năng của bé sau này.
Bé càng nhìn rõ thì sẽ càng lưu tâm nhiều hơn đến những sự việc xảy ra xung quanh, như vậy có thế tiếp nhận được càng nhiều và chuẩn xác hớn các thông tin và kích thích từ thế giới bên ngoài, đây chính là nền tảng quan trọng cho sự phát triển não bộ và việc học tập của trẻ....
Hay cho trẻ nằm sấp để hoạt động với các giáo cụ - việc nằm sấp cũng là bài học về vận động sớm nhất mà một em bé có thể thực hiện được ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.
Đây cũng chính là bài học cơ bản hỗ trợ bé học bò, học đi và sau này khi lớn hơn là học đọc, học viết. Khi bé được đặt nằm sấp, bé thực hiện vận động một cách vô cùng bản năng như ngóc đầu, xoay đâu, chân và tay hoạt động liên tục.
Các hành động dường như vô thức này thực tế giúp trẻ hình thành khả năng phối kết hợp các bộ phận trên cơ thể, điều khiển đầu, cổ và hai mắt.
Với trẻ sơ sinh, thời gian tập chỉ nên kéo dài từ 30-60 phút mỗi ngày và chia làm nhiều lần. Khi trẻ lớn hơn có thể tăng dần khoảng thời gian tập này lên.
Theo bà Maria Montessori: "Không có trí tuệ nào mà không bắt nguồn từ các cảm giác".
Học môn cảm quan là trẻ đang học cách nhận thức, định hình thế giới xung quanh mình thông qua các giác quan trên cơ thể. Các hoạt động cảm quan (sensory ): nghe, sờ chạm, nhìn, nếm, cảm giác về trọng lượng, cảm giác lập thể... giúp trẻ nhận biết các ấn tượng giác quan 1 cách có ý thức và phát triển năng lực nhận thức của mình...