Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Vì nhờ có ngôn ngữ, trẻ có thể nói lên những suy nghĩ, mong muốn của mình và mở rộng khả năng giao tiếp trong học tập cũng như vui chơi. Trên thực tế, đặc điểm tâm sinh lý nhận thức của trẻ ở độ tuổi mầm non còn rất hạn chế do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện. Trẻ nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ, câu chưa rõ ý, mạch lạc, trẻ hiếu động không chịu ngồi yên hay đùa nghịch, nói tự do không tập trung chú ý nghe cô kể chuyện. Nên việc tổ chức các hình thức gây hứng thú trẻ vào tác phẩm văn học văn học ngày từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động phát triển ngôn ngữ.
Bên cạnh sự hướng dẫn bài bản, sinh động của hai cô giáo Thu Trang và Thùy Dương, tiết hoạt động đã được các cô giáo chuẩn bị cẩn thận, công phu và đạt những yêu cầu về thẩm mỹ, từ đồ dùng của cô: khung cảnh câu chuyện, nhân vật trong chuyện trên nền mô hình, nhạc kể chuyện, không gian thể hiện: Đèn hắt tạo ánh sáng… với hình thức mới mẻ và sáng tạo sẽ tạo cho các bé không khí gần gũi, buổi kiến tập đã thu được nhiều tín hiệu khả quan trên học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ với khả năng tập trung chưa cao.
Sau giờ làm quen văn học - truyện “Hạt đỗ sót”, các bạn nhỏ đã có sự tiến bộ trong việc phát triển ngôn ngữ, giọng điệu, từ ngữ đến sự thể hiện cảm xúc cũng có sự thay đổi. Đặc biệt là trí tưởng tượng và khả năng xử lý tình huống cũng là những kĩ năng được nảy sinh trong quá trình tham gia hoạt động.