Trẻ trong độ tuổi phát triển về thể chất cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất khác nhau. Kẽm là một trong những vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến biếng ăn, còi cọc và chậm lớn, vì vậy việc bổ sung kẽm cho trẻ đầy đủ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Mặc dù nó chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại dễ bị thiếu hụt do mẹ thường ít lưu ý đến việc bổ sung vi chất này.
Nếu trẻ có những biểu hiện như chán ăn, chậm phát triển về trí não cũng như thể lực, suy dinh dưỡng, có các bệnh về da, niêm mạc,… thì có thể trẻ đã thiếu kẽm.
14 loại thực phẩm giàu kẽm tốt cho trẻ
Nhu cầu kẽm đối với trẻ nhỏ được tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo:
Nhu cầu kẽm theo từng độ tuổi
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày không được bổ sung quá 150mg kẽm. Bởi vì thừa kẽm có thể gây ra ngộ độc kẽm cấp tính dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, chóng mặt, tiêu chảy, nôn ói, co rút cơ bụng, đau vùng thượng vị dạ dày.
Cơ thể chúng ta không dự trữ kẽm mà cần phải bổ sung từ các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Dưới đây là 14 loại thực phẩm giàu kẽm (hàm lượng trong 100mg thực phẩm nạp vào) tốt cho trẻ:
1. Mầm lúa mì: 16,7mg (111% DV).
2. Củ cải: 11mg
3. Hạt vừng: 10,2mg (68% DV).
4. Thịt bò: 123mg (82% DV).
5. Động vật có vỏ (hàu): 78,6mg (524% DV).
6. Hạt bí ngô: 10,3mg (69% DV).
7. Sô cô la đen: 3,3mg (22% DV).
8. Gan nấu chín: 11,9mg (79% DV).
9. Thịt cừu: 8,7mg (58% DV).
10. Đậu phộng rang: 3,3mg (22% DV).
11. Đậu Hà Lan: 4mg.
12. Lòng đỏ trứng gà: 3,7mg.
13. Thịt lợn nạc: 2,5mg.
14. Đậu nành: 3,8mg.
Top 14 thực phẩm giàu kẽm tốt cho trẻ
Lợi ích của việc bổ sung kẽm cho trẻ:
– Chúng ta thường chỉ nhắc đến canxi khi nói về sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, kẽm cũng là một vi chất thiết yếu cho sự hình thành và phát triển của hệ thống xương. Nó góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào, cũng như tạo ra collagen giúp xương luôn khoẻ mạnh.
– Kẽm rất quan trọng cho sự phát triển bình thường cũng như sự phát triển của các cơ quan sinh sản trong cơ thể. Thiếu hụt kẽm sẽ dẫn tới chậm dậy thì, giảm số lượng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới.
– Đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể, kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T, lympho B, do đó tạo ra màn chắn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
– Khi trẻ em không nhận được lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, nó có thể dẫn đến giảm trí nhớ, giảm tập trung. Do nó được xem như là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
– Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh như ADHD (rối loạn tăng động thiếu chú ý), ù tai (gây ra tiếng chuông như tai trong tai, chấn thương đầu nghiêm trọng, rối loạn ăn uống như chán ăn, hội chứng down và bệnh Alzheimer).
– Bổ sung đủ lượng kẽm giúp trẻ chống lại các bệnh thông thường như ho và cảm lạnh và nhiễm trùng tai. Đồng thời nó có thể chống lại các bệnh do ký sinh trùng như sốt rét.
– Bổ sung kẽm giúp kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, từ đó trẻ phát triển tốt, hết còi cọc, suy dinh dưỡng.
– Và cuối cùng, kẽm có thể giúp điều trị bệnh về mắt, AIDS, hen suyễn, tiểu đường, huyết áp cao, v.v.
Lưu ý khi bổ sung kẽm cho trẻ
- Kết hợp bổ sung kẽm với Vitamin C, 2 chất này khi được bổ sung cùng nhau sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, làm tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng.
- Không bổ sung kẽm và sắt cùng 1 lúc vì sắt cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể. Do vậy nếu mẹ muốn bổ sung cả 2 vi chất này cho trẻ thì nên bổ sung cách nhau ít nhất 2 tiếng.
- Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài, sức đề kháng suy giảm thì mẹ nên bổ sung ngay kẽm cho trẻ để tăng miễn dịch tế bào, đồng thời làm giảm độ nặng và thời gian mắc tiêu chảy ở trẻ.
- Trẻ em sơ sinh (từ 0- 6 tháng tuổi) bú mẹ hoàn toàn cơ thể đã có đủ lượng kẽm cần thiết, do đó không cần bổ sung thêm kẽm. Trẻ từ 6 tháng trở lên mẹ nên chú ý bổ sung kẽm bằng các nguồn tự nhiên như tôm, hàu, cua, rau bina, nấm…
Ngoài việc bổ sung kẽm cho trẻ qua các loại thực phẩm thì mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chứa kẽm để tăng khả năng hấp thu kẽm, đáp ứng đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể trẻ.