Ngoài chất đạm, chất béo, chất bột đường thì vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng thiếu yếu đối với cơ thể trẻ. Chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh. Hãy cùng xem 5 loại vitamin và khoáng chất thiếu yếu mà cơ thể trẻ cần để có thể phát triển khoẻ mạnh.
Dưới đây là 5 loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ
1. Sắt
Tại sao trẻ cần nó
Sắt là yếu tố quan trọng cho sự phát triển não bộ, nó đóng vai trò đưa oxy tới các tế bào trong khắp cơ thể. Cho nên nếu thiếu sắt việc trao đổi khí ở các cơ quan cũng bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng thiếu dưỡng chất. Nguy hiểm nhất là tình trạng não thiếu dinh dưỡng, gây ra sự chậm phát triển về hệ thần kinh và trí não của bé.
Thiếu sắt cũng gây nên tình trạng thiếu máu, rụng tóc, trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, chậm chạp…
Trẻ sinh non nguy cơ thiếu sắt cao hơn trẻ sinh đủ tháng, do đó cha mẹ có con bị sinh non nên chú ý hơn đến việc bổ sung sắt cho trẻ.
Liều dùng hàng ngày
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì trong sữa mẹ có đủ sắt để cung cấp cho trẻ.
– Từ 7 đến 12 tháng tuổi, trẻ cần 11 mg/ ngày và từ 1 đến 9 tuổi là 7 mg/ ngày.
– Từ 10- 12 tuổi nhu cầu sắt ở trẻ là 8 mg/ ngày.
– Trẻ vị thành niên từ 13 – 19 tuổi nhu cầu sắt từ 12-14mg/ ngày. Bé gái cần nhiều sắt hơn bé trai.
Bổ sung sắt từ đâu
Sau khi em bé được 6 tháng tuổi, hai phần bột ngũ cốc có tăng cường chất sắt cung cấp 11 miligram sắt bé cần. Thịt, gia cầm và cá có chứa sắt tự nhiên; thử cho thịt bò xay hoặc thịt gà tây, thịt gà và cá bơn vào món ăn dặm của trẻ. Các nguồn giàu sắt khác bao gồm bơ, khoai tây nướng, bông cải xanh, đậu xanh, trứng, mận, đậu nành và rau bina.
2. Canxi
Tại sao trẻ cần nó
Khoáng chất này giúp trẻ đạt được khối lượng xương tối đa, nó cần thiết cho việc xây dựng xương và răng chắc chắn, phòng ngừa loãng xương. Canxi còn đóng vai trò trong sự dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình co bóp của tim, chức năng truyền máu, chức năng tiêu hoá, chức năng hệ hô hấp của cơ thể.
Thiếu canxi sẽ khiến trẻ trở nên thấp còi, dẫn tới biếng dạng xương, trẻ hay khóc, khó ngủ, hay cáu gắt, kém tập trung trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày.
Liều dùng hàng ngày
- 0 – 6 tháng: 210mg.
- 7 – 12 tháng: 270mg.
- 1 – 3 tuổi: 500mg.
- 4 – 8 tuổi: 800mg.
- 9 – 18 tuổi: 1.300mg.
- 19 – 50 tuổi: 1.000mg.
- Trên 51 tuổi: 1.200mg.
Bổ sung canxi từ đâu
Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi lành mạnh cho trẻ.Một cốc sữa nguyên chất hoặc 1 hộp sữa chua cung cấp khoảng 250 miligam canxi. Không chỉ chứa canxi, cá mòi còn là nguồn cung cấp Vitamin D và vitamin B12 tuyệt vời cho cơ thể. Các loại rau lá xanh thẩm như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải không chỉ chứa canxi mà con cung cấp chất xơ, giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru. Mỗi 100g ngũ cốc ( gạo, ngô, bột mì) đều chứa 30mg canxi.
3. Kẽm
Tại sao trẻ cần nó
Bên cạnh việc có tác dụng tích cực đối với nhận thức và phát triển của trẻ, vai trò chính của kẽm là duy trì chức năng miễn dịch. Kẽm tập trung trong tế bào, có tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến tăng trưởng suy giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao và tăng nguy cơ tiêu chảy.
Thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ trở nên biếng ăn, gây rối loạn thần kinh, dễ phát sinh chứng tâm thần phân liệt.
Liều dùng hàng ngày
- Trẻ sơ sinh cần 5mg kẽm mỗi ngày.
- Trẻ em từ 1- 10 tuổi nhu cầu kẽm là 5-10mg/ngày.
- Từ 11 tuổi trở lên nam cần >15mg kẽm/ ngày, đối với nữ là 12mg/ ngày.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần 20-25mg/ ngày.
Nguồn thực phẩm giàu kẽm
Kẽm được tìm thấy nhiều nhất trong thịt, gia cầm và cá giàu sắt, vì vậy nếu bạn đáp ứng nhu cầu sắt của bé, có khả năng cao bé cũng đang nhận đủ kẽm.
4. Vitamins A, D, E và K
Tại sao trẻ cần chúng
- Vitamin A thúc đẩy thị lực và làn da khỏe mạnh, nó còn giúp xương phát triển, tái tạo và phân chia tế bào trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
- Vitamin D làm tăng sự hấp thụ canxi và giúp tăng trưởng xương và răng – sự thiếu hụt có thể gây ra còi xương. Không những vậy Vitamin D còn giúp cơ thể chống lại một số bệnh như viêm ruột kết, ung thứ vú, ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ loãng xương đặc biệt là ở phụ nữ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 40% trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi có hàm lượng vitamin D thấp, dẫn tới tình trạng còi xương. Chính vì vậy cha mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho trẻ.
- Khả năng chống oxy hóa của Vitamin E giúp tăng trưởng tế bào và sự phát triển của hệ thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
- Vitamin K giúp máu đông máu bình thường. Nó còn ngăn ngừa và điều trị yếu xương, loãng xương.
Liều dùng hàng ngày
- Liều lượng vitamin A cần cho cơ thể mỗi ngày: 700 mg (2.333 IU) < X.
- Liều lượng vitamin E cần cho cơ thể mỗi ngày: 15 mg (33 IU) < X.
- Liều lượng vitamin D cần cho cơ thể mỗi ngày: 5 mg (200 IU) < X < 50 mg (2.000IU).
- Liều lượng vitamin EK cần cho cơ thể mỗi ngày: 15 mg – 20mg.
Nguồn cung cấp các loại Vitamin
Ngoài sữa mẹ, sữa công thức và sữa bò, các nguồn giàu vitamin A bao gồm các loại trái cây và rau quả giàu carotene như cà rốt, khoai lang và bông cải xanh. Vitamin D có chứa trong một số loại thực phẩm như sữa bò, lòng đỏ trứng và cá, đặc biệt Vitamin D có trong ánh sáng mặt trời. Các loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm dầu thực vật, các loại ngũ cốc. Sữa bò, rau lá, trái cây và dầu đậu nành chứa đầy vitamin K.
5. Vitamins C và B
Tại sao trẻ cần chúng
Vitamin C cải thiện khả năng hấp thụ sắt và giúp ngăn ngừa bệnh scorbut (là một bệnh do thiếu hụt vitamin C, biểu hiện dưới những triệu chứng như: chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng ..). Vitamin B giúp tăng cường miễn dịch và hệ thống thần kinh, duy trì làn da và cơ bắp khoẻ mạnh, thúc đẩy tăng trưởng tế bào và điều chỉnh sự trao đổi chất.
Liều dùng hàng ngày
- Mỗi ngày cơ thể cần 400mg Vitamin B9, 14mg vitamin B3, 1,3mg vitamin B6, 2,4mg Vitamin B12.
- Liều lượng Vitamin C cần cho cơ thể mỗi ngày: 75 mg.
Nguồn cung cấp vitamin C và B
Vitamin C có trong cam quýt, cà chua, dâu tây, dưa đỏ và khoai tây. Axít folic có trong rau xanh, ngũ cốc. Các vitamin nhóm B khác được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức cũng như chuối, đậu, trứng, thịt, gia cầm và cá. Đừng bỏ qua những thứ màu xanh lá cây hoặc các loại rau và trái cây giàu dinh dưỡng khác.