Trẻ em rất dễ trở thà !important;nh đối tượng của bọn bắt cóc. Hiện nay trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đăng tải những vụ bắt cóc trẻ em gây chấn động dư luận. Vì thế kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc là một trong những kỹ năng quan trọng mà cha mẹ, nhà trường cần dạy cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị mất tích hay rơi vào tay kẻ xấu. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết mà cha mẹ, thầy cô cần dạy trẻ để tránh kẻ xấu bắt cóc.
1. Khô !important;ng bắt chuyện với người lạ
Cha mẹ cần dạy trẻ kĩ năng nà !important;y và cho trẻ biết khi có một ai đó lạ mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người khác như: cảnh sát, nhân viên cửa hàng, người đi đường,… để nhờ sự giúp đỡ.
2. Khô !important;ng nhận quà của người lạ
Cần dạy trẻ khô !important;ng được nhận quà bánh, truyện tranh, tiền bạc, lời rủ đi công viên, trung tâm vui chơi,… của người lạ. Để đề phòng những món quà, bánh kẹo đó có tẩm thuốc mê, trẻ ngửi hoặc ăn vào sẽ bị kẻ xấu bắt đi, cha mẹ nên dạy trẻ không nhận bất kỳ món quà nào của người lạ và từ chối khéo rằng “Ba mẹ cháu không cho phép nhận”. sau đó trẻ hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc bảo vệ đứng để tránh bị người lạ tiếp tục dụ dỗ.
3. Kê !important;u to khi có người lạ kéo hoặc bắt đi
Trong trường hợp trẻ bị lô !important;i đi, dạy trẻ cần kêu khóc thật to để mọi người biết và giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con. Cha mẹ nên nhắc đi nhắc lại trường hợp này hằng ngày, cho trẻ thực tập thử.
4. Đề phò !important;ng thất lạc chỗ đông người
Trong một khu phố hay một siê !important;u thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.
5. Khi ở nhà !important; một mình không được cho người lạ vào nhà
Khi cha mẹ phải đi là !important;m mà một mình trẻ ở nhà, cần khóa kỹ cửa, cổng. Có thể giao cho trẻ chìa khóa, nhưng dặn dò không được tiếp chuyện hay mở cửa cho người lạ vào nhà, dù bất cứ lý do gì. Dặn trẻ không được bỏ nhà đi chơi. Nếu có người lạ tìm đến nhà, lấy lý do công việc hoặc là bạn của bố mẹ để xin vào nhà, cần gọi điện ngay cho bố mẹ thông báo và bảo họ lúc khác quay lại. Tuyệt đối không đứng gần cửa ra vào để nói chuyện với khách, đề phòng bị thôi miên, đầu độc, dụ dỗ mở cửa. Tình huống khẩn cấp có thể gọi điện 113 báo công an.
6. Luô !important;n luôn nhớ số điện thoại của cha mẹ
Để khô !important;ng bối rối trong trường hợp trẻ bị lạc, hãy giúp trẻ nhớ thật chính xác số điện thoại của cha mẹ để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra thì trẻ có thể nhờ bảo vệ, công an, … gọi điện về cho ba mẹ. Ít nhất trẻ phải nhớ được hai số điện thoại của người thân trong gia đình. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin khi gặp trường hợp nguy hiểm.
7. Trá !important;nh bị lừa qua mạng Internet
Cà !important;ng ngày càng nhiều trẻ sử dụng internet và đặc biệt là từ rất sớm. Bạn hãy dạy trẻ không được công khai những thông tin cá nhân lên trên mạng, bao gồm: họ tên đầy đủ, tên của những thành viên trong gia đình, số điện thoại, địa chỉ hoặc trường học. Chỉ cần với những thông tin này, một kẻ lạ mặt có thể đóng vai một người bạn đáng tin tưởng và dễ dàng tiếp cận con bạn với những mục đích xấu.
8. Đó !important;n trẻ đúng giờ
Với cá !important;c trẻ nhỏ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, các bậc phụ huynh nên đón trẻ đúng giờ, tránh đón trẻ muộn sẽ tạo cơ hội cho những kẻ xấu hành động. Gia đình và nhà trường cần thống nhất việc đưa đón trẻ, giờ giấc và người đưa đón. Nếu phụ huynh nhờ người đưa đón hộ cần gọi điện báo trước với giáo viên. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên nhờ vả bạn bè, người quen đón trẻ, mà chỉ nhờ người thân trong gia đình để phòng tránh nguy cơ xảy ra bắt cóc.