1. Nước ép trái cây đóng chai/hộp là một thực phẩm không tốt cho trẻ
Nước ép trái cây đóng chai/hộp được nhiều người lớn lẫn trẻ nhỏ ưa chuộng. Sản phẩm này sử dụng thuận tiện và có bao bì bắt mắt. Tuy nhiên, một ly nước ép có thể chứa đến từ 5 – 6 thìa cà phê đường. Lượng đường hòa tan sẽ được hấp thụ vào máu gần như ngay lập tức. Điều này không tốt cho sự trao đổi chất của carbohydrate.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bố mẹ nên cho con ăn trái cây tươi thay vì thức uống đóng hộp. Bên cạnh đó, để bé thêm ngon miệng, bạn có thể chế biến trái cây thành sinh tố, kem hoặc nước ép lạnh.
2. Sữa chua trái cây
Thật ra, các loại sữa chua trái cây thường chứa khá nhiều đường, chất béo và calorie, có thể khiến trẻ bị béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, nếu bạn không chú ý đến điều này mà để bé ăn vô tội vạ thực phẩm không tốt này.
Để chọn loại sữa chua tốt cho sức khỏe, bạn cần đọc kỹ thành phần. Không mua sữa chua để ngoài tủ lạnh hoặc ở môi trường nó. Nên chọn mua sữa chua tự nhiên thay vì sản phẩm trái cây có nhiều đường.
3. Ngũ cốc
Tuy các loại bánh và ngũ cốc được quảng cáo là chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ nhưng những thực phẩm này cũng chứa rất nhiều đường. Các khoáng chất tốt của ngô, lúa mì và yến mạch thường bị loại bỏ trong quá trình sản xuất và chỉ còn lại là carbohydrate.
Vào buổi sáng, nếu chỉ cho trẻ ăn bằng ngũ cốc, thì chỉ vài giờ sau, bé sẽ lại bắt đầu có cảm giác đói. Bạn có thể nghĩ đến việc cho bé ăn một vài món như bánh mì sandwich cùng patê và thịt nguội hoặc cháo chẳng hạn.
4. Mật ong
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong bởi đây là món ăn không tốt, có thể gây phản ứng dị ứng. Mật ong có chứa vi khuẩn có thể gây ngộ độc botulinum.
5. Nho
Nho chứa các vitamin và khoáng chất mà trẻ em cần. Tuy nhiên, bố mẹ nên xem đây là loại thực phẩm không tốt và không nên cho trẻ ăn vì kích thước quả to và trơn nên dễ khiến con bị hóc. Ngoài ra, nho khó tiêu hóa hơn. Vì vậy, nếu muốn cho trẻ dưới 2 tuổi ăn trái cây, bạn hãy cân nhắc đến việc cho con ăn chuối thay nho nhé.
6. Vitamin tổng hợp
" data-event-label="https://cdn.hellobacsi.com/wp-content/uploads/2018/09/thuc-pham-khong-tot-4-e1536115535338.png" style="padding: 0px; border: 0px; margin: 0px; -webkit-font-smoothing: antialiased; text-rendering: optimizelegibility; text-size-adjust: none; vertical-align: baseline; color: rgb(45, 135, 243); pointer-events: initial !important;">
Bổ sung vitamin cho trẻ là một chủ đề gây khá nhiều tranh cãi. Một số bố mẹ thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình rồi tự ý bổ sung dinh dưỡng cho con thay vì tìm đến bác sĩ nhờ tư vấn. Đây là hành động không đúng. Dù các loại vitamin có tác dụng tốt thế nào, nhưng bạn vẫn cần chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ tư vấn trước khi dùng cho con. Việc tự ý bổ sung vitamin cho con không theo liều lượng khuyến cáo từ các chuyên gia có thể khiến con dùng quá liều. Điều này gây nguy hiểm cho trẻ hơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể cho trẻ ăn các loại trái cây, rau củ để cung cấp các loại vitamin tự nhiên cho con.
7. Nước ngọt, trà sữa
Nước ngọt và trà sữa là thức uống ưa thích của trẻ nhỏ bởi hương vị thơm ngon. Thế nhưng, hai loại thức uống này chứa nhiều đường, nên có thể khiến trẻ bị béo phì hay đái tháo đường. Đặc biệt với món trà sữa trân châu, các hạt trân châu có thể gây hóc cho trẻ mà có khi dùng kỹ thuật Heimlich cũng không thể xử lý được. Do đó, bạn cần hạn chế cho con dùng 2 loại thức uống này.